Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

19/1/1974 - 19/1/2014, 40 năm ngày Trung Quốc công khai xâm lược Hoàng Sa

Hình ảnh một trong những tàu chống lại Trung Quốc ngày 19/1/1974



[Mực Tàu]- Năm 1951, Trong Hội nghị SanFrancisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt NamTrần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ của Việt Nam, và lúc đó đã không gặp phải sự kháng nghị từ 51 nước tham dự hội nghị. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, lúc đó phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên một phần của quẩn đảo này đã bị phía Trung Quốc chiếm giữ. Với sức mạnh quân sự của mình, phía Trung Quốc đã ngang nhiên quản lý một vùng đất mà theo đó có đầy đủ chứng cứ lịch sử đó là của Việt Nam.
 
Do bối cảnh lịch sử nước ta phải tập trung vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lúc đó toàn dân, toàn sức dành cho cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nên quân đội Việt Nam cũng như chính quyền ta lúc bấy giờ dù biết Hoàng Sa, Trường Sa đã bị đánh chiếm nhưng vẫn buộc phải tập trung cho chiến trường chống Mỹ. Mặc khác, với quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa các nước XHCN lúc bấy giờ, chúng ta vẫn tin rằng, người bạn của chúng ta sẽ tôn trọng lịch sử, nhưng điều đó đã không xảy ra

Diễn biến vụ việc bắt đầu từ ngày 16/1/1974, Hải quân Trung Quốc bắt đầu áp sát gần đảo Hữu Nhật, đồng thời chiếm đóng đảo Quang Hòa và cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh. Ngày 17/1/1974 quân đội Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ đã  đổ bộ xuống Hữu Nhật dựng cờ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 18/1, phía Việt Nam Cộng hòa được tăng cường thêm hai tàu. Đồng thời bắc loa yêu cầu tàu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Hoàng Sa, nhưng Trung Quốc không chịu rút lui và khẳng định Hoàng Sa là của Trung Quốc. Lúc này 2 bên đã xảy ra va chạm tàu dẫn đến thiệt hại tài sản.
 
Sáng 19/1, khi quân đội Việt Nam Cộng hòa đang tiến  hành phá những ngôi mộ giả của Trung Quốc và cắm cờ Việt Nam Cộng hòa thì Trung Quốc đã chủ động châm ngòi cho việc xâm chiếm bằng hàng loạt đạt vang lên. Đợt xâm chiếm đã làm 74 binh sỹ của Việt Nam Cộng Hòa tử vong. Đây là cuộc chiến không cân sức, miền Bắc chúng ta với mục tiêu trước mắt là giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước nên không có điều kiện tập trung cho chiến trường Hoàng Sa, Trường Sa. Dù Việt Nam Cộng hòa lúc đó ở chiến trường khác chúng ta, nhưng tất cả do đế quốc gây chia cắt, lãnh thổ Việt Nam vẫn là của Việt Nam. Bị xâm chiếm, miền Bắc cũng rất đau đớn, nhưng phải tập trung cho nhiệm vụ trước mắt lúc đó, giải phóng khỏi đế quốc sau hơn 100 năm xâm lược. 
Sau 40 năm, mặc dù lịch sử từ các thời từ Triệu, Đinh, Lý, Trần đến Hán, Đường, Tống, Nguyên đều ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, nhưng Trung Quốc vẫn cho thấy họ là đất nước không tôn trọng lịch sử. Trong những năm gần đây, khi mà mục tiêu bá chủ được nuôi mầm, thì những hành động ngang nhiên, bất chấp luật pháp quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Việc đòi quyền làm chủ những lãnh thổ trên biển của Trung Quốc không chỉ dừng lại đối với Việt Nam mà cả với các nước ĐNA.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét