|
Tinh giản biên chế sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ |
[Me Lo]- Ngày hôm nay, trên khắp các báo mạng đồng loạt đăng tải về dự thảo về chính sách tinh giảm biên và Quyết định quyết định dừng tuyển sinh các ngành đào tạo đại học không đủ điều kiện giảng viên cơ hữu.
Theo đó, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến bộ ngành về dự thảo chính sách tinh giảm biên chế, lộ trình 6 năm tới (2014 - 2020), cụ thể, sẽ cần 8.000 tỷ đồng để tinh giản khoảng 100.000 biên chế, trong đó 80% là giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc và Quyết định dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo của 71 trường Đại học sau khi rà soát không đủ điều kiện giảng viên cơ hữu.
Những thông tin này đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân, bởi nó cho thấy chính phủ cũng như các Bộ, Ngành đang mạnh tay trong việc nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ công chức, viên chức và chất lượng đào tạo đại học. Vì tình trạng công chức “cắp ô”, số lượng lao động trình độ đại học nhiều nhưng chất lượng lại kém đã trở thành một yếu tố kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Trong nhiều năm qua hai hạn chế trên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là việc thiếu ý thức trách nhiệm tập thể, đề cao lợi ích cá nhân của một bộ phận cán bộ ở các cơ quan chức năng đã làm cho tình trạng công chức “cắp ô” lấy đi hàng nghìn tỷ của đất nước mà không giải quyết được việc gì. Tình trạng sinh viên ra trường năng lực kém, bằng cấp có trong tay nhưng không xin được việc, làm mất cân đối cán cân lao động của nhà nước ta.
Những vấn đề trên đã đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải mạnh tay để đảm bảo các yếu tố cân bằng trong sự phát triển kinh tế-xã hội.
Các động thái trên là cấp thiết, tuy nhiên, đưa ra dự thảo mới chỉ là bước đầu, việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo cần phải được tiến hành nhanh chóng để triển khai trong thực tế. Quyết định của Bộ GD & ĐT cũng phải được thực hiện ngay tại các trường Đại học và phải được thực hiện mạnh tay, nghiêm cấm việc xin cho, cả nể để rồi việc đâu lại vào đấy.
Đây là công việc rất kho khăn, bởi đó là đặc trưng riêng biệt của các nước phương Đông, đặc biệt là các nước chịu ảnh hưởng mạnh của Nho giáo. Một giáo lý mà theo đó đề cao tình thân, quan hệ, cả nể… theo kiểu “con em cháu cha”, nó đã ăn sâu vào ý thức hệ của các dân tộc. Chúng ta không phủ nhận giá trị tốt đẹp của Nho giáo nhưng những hạn chế của nó cũng phải được nhìn trực diện, giải quyết trực diện, có như vậy mới có thể xây dựng và phát triển đất nước hiệu quả.
Việc đồng loạt xuất hiện các động thái mạnh tay của Đảng, Nhà nước trên nhiều lĩnh vực trong thời gian qua, đã cho thấy những tín hiệu mừng trong tiến trình 2020, đặc biệt nó nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, cùng nhau góp sức vào công cuộc bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét