Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Đồng ý hay phản đối việc đổi tên nước ???

Sau một thời gian tiến hành lấy ý kiến nhân dân về bản dự thảo sủa đối Hiến pháp năm 1992, Ủy ban dự thảo và sửa đổi Hiến pháp đã thu được rất nhiều góp ý với tinh thần nhiệt huyết của nhân dân. Sau khi tổng hợp, chọn lọc các ý kiến, Ủy ban dự thảo và sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đưa ra một bản dự thảo thể hiện tổng thể các ý kiến đóng góp và đáng chú ý là việc đề xuất đổi tên nước đang được rất nhiều người quan tâm và đã có những ý kiến khác nhau.
Theo quan điểm của tôi, không nên đổi tên nước vì tên nước hiện tại và tên nước được đề xuất không khác nhau về mặt chỉnh thể; hơn thế, tên nước hiện tại đã được thế giới công nhận, thể hiện vị trí, uy tín của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Theo một số ý kiến đổi tên nước thành “Việt Nam dân chủ cộng hòa” sẽ thể hiện rõ quyền nhân dân hơn thì không thuyết phục, tên cũ hay tên mới đều không thể hiện điều đó; điều quan trọng là thể chế chính trị của đất nước, chế độ chính trị hiện tại có làm được điều đó hay không và thực tế là từ khi lấy tên “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” nhân dân Việt Nam luôn được đảm bảo những quyền đó. Mặt khác, việc đổi tên nước sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề cần phải thay đổi theo sẽ gây ra rất nhiều biến động và tốn kém cho đất nước. Thậm chí, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân đổi tên nước, một số kẻ cũng lợi dụng để tuyên truyền nói xấu chế độ, phủ nhận những thành quả, chế độ XHCN; hay xuyên tạc rằng đây là việc làm của Chính phủ nhằm giải cứu thị trường bất động sản…
Việc đổi tên nước là một việc hết sức quan trọng của đất nước, phải dựa trên ý nguyện hợp tình, hợp lý của nhân dân và những căn cứ rõ ràng, cụ thể; mọi người cần có những góp ý khách quan, phù hợp; tránh bị tác động bới những luận điệu trên làm suy nghĩ bị lệch lạc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét