Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Đạo luật Nhân quyền Việt Nam năm 2013 – SỰ ÁP ĐẶT VÔ LÝ

Vũ Thạch

Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897  do hai nghị sỹ Ed Royce và Chris Smith khởi sướng được tthông qua tại Hạ viện Mỹ là một văn bản thiếu thiện chí và không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Những văn bản tương tự như vậy từng được đưa ra trước hạ viện và 2 nghị sỹ ED Royce và Chris Smith cũng nhiều lần được nhắc đến trong các buổi điều trần, các bài phát biểu về nhân quyền Việt Nam tuy nhiên đều bị thượng Viện Mỹ bác bỏ.

Đạo luật Nhân quyền Việt Nam năm 2013

Đạo luật nhân quyền Việt Nam 2013 đã không xuất phát từ tình hình thực tế mà thông qua lượm nhặt những thông tin thiếu khách quan chủ yếu từ các đối tượng chống đối với nhà nước Việt Nam làm cơ sở để đánh giá, kết hợp với cái nhìn cảm tính và tư tưởng cố tình bóp méo sự thật.
          Trong Phần 2 của đạo luật khi đưa ra các dữ kiện về nhân quyền Việt Nam mang tính hằn học với chính quyền, đưa ra các luận điểm  chung chung, ngắn gọn, cố tình che giấu bản chất, khiến người tiếp cận nhầm tưởng rằng ở VN chính quyền cản trở mọi quyền tự do, dân chủ của công dân.
          Ví dụ như điểm 7,8 : “ Từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, chính quyền Việt Nam đã tùy tiện bắt bớ và giam giữ nhiều cá nhân vì họ đấu tranh ôn hòa cho Tự do tôn giáo, Dân chủ và Nhân quyền, bao gồm cha Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, và Lê Công Định, và các bloggers Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Lê Văn Sơn. Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục cầm giữ, bỏ tù, quản thúc tại gia, buộc tội, hoặc nếu không thì ngăn chặn họ không được bày tỏ quan điểm tôn giáo và chính trị đối lập một cách ôn hòa”. Vi phạm pháp luật phải bị xử lý ở  Mỹ cũng thế chứ không riêng Việt Nam. Cớ sao lại đánh đồng với xử lý công dân vi phạm pháp luật nhà nước với xử lý linh mục trong tôn giáo, linh mục thì được phép bất chấp pháp luật sao? . Những người như: Nguyễn văn Đài, Lê Công Định; Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong tần, Nguyễn Văn Hải vi phạm pháp luật cụ thể là bộ luật hình sự chứ nhà nước không bắt giữ, xử lý vô cớ. Phải chăng đạo luật này muốn khuyến khích công dân chống nhà nước, coi thường pháp luật. Ở Mỹ không làm vậy mà kích động nhân dân Việt Nam. Tính xây dựng ở đâu?
          Điểm 17: “ Nhiều người Thượng và những người thuộc các sắc tộc khác vẫn đang chịu những án tù dài hạn vì liên quan đến những cuộc biểu tình ôn hòa năm 2001, 2002, 2004 và 2008. Những người Thượng vẫn tiếp tục đối mặt với việc bị đe dọa, giam giữ, đánh đập, ép buộc bỏ đạo, hủy hoại tài sản, giới hạn hoạt động và chết như trong báo cáo, trong tay các giới chức chính quyền.cái mà họ nói là biểu tình ôn hòa chính là bạo loạn tây nguyên 2001, 2004. đây chính là việc che giấu bản chất sự việc của đạo luật nhân quyền. những người tham gia bạo loạn phá hoại cơ sở vật chất, sử dụng bạo lực, bắt giữ cán bộ,…bị bắt giữ và xử lý thep pháp luật chứ đâu phải họ biểu tình ôn hòa.
Điểm 26 : Chính quyền Việt Nam, như trong báo cáo, đang giam giữ hàng ngàn người, trong đó có một số người mới 12 tuổi, trong các trung tâm cai nghiện của nhà nước và đối xử với họ như nô lệ lao động nghiện hút là vấn nạn của xã hôi, không được để nó lan rộng và ảnh hưởng đến những người khác. Việc đưa người nghiên hút đi cải tạo tập trung là nguyện vọng của cộng đồng và là cách giúp đỡ những người nghiện tránh xa ma túy. Vậy đạo luật quy kết là giam giữ. Hơn nữa lại vu khống cho nhà nước đối xử như nô lệ. thật hài hước, cải tạo cai nghiện mà không cần lao động để tiến bộ thì bao giờ mới có hiệu quả. Áp đặt và vu khống trắng trợn mà không hiểu thực tiến ở Việt Nam.
Trên đây chỉ là vài ví dụ, chưa phải là tất cả. Nhân quyền ở Mỹ đã hơn được gì ở Việt Nam mà lấy vị thế nước lớn ra áp đặt. Việt Nam càng không cần thứ nhân quyền vô tổ chức, vô kỷ luật như vậy. Ngài Ed Royce và Chris Smith hãy tôn trọng sự thật, và có trách nhiệm với lời nói, hành vi của mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét