BBT Sưu tầm : FB HỘI NHỮNGNGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG
Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega ngày 27/6 đã bày tỏ sự thất vọng trước việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua cái gọi là "Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2013" hay còn gọi là dự luật H.R. 1897.
-hYGkHpesKrQ/UdAJCShFHMI/AAAAAAAAC_Q/LPBpP-SMp4c/s300/1011324_568756683165633_1471528201_n.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Thông cáo báo chí của hạ nghị sỹ Faleomavaega đã bày tỏ sự thất vọng cả về cách thức dự luật được thông qua ở Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cũng như động cơ của dự luật này.
Thông cáo cho rằng "Dự luật được ghép cùng với ba dự thảo nghị quyết khác nên đã không có một cuộc bỏ phiếu riêng rẽ nào được thực hiện. Cả bốn dự luật và dự thảo nghị quyết được tất cả nhất trí thông qua nhưng không có ghi nhận kiểm phiếu."
Hạ nghị sỹ Faleomavaega còn cho rằng dự luật này không thể hiện truyền thống nước Mỹ cũng như không phản ánh đúng tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Thông cáo trích lời hạ nghị sỹ Faleomavaega tuyên bố "Thật đáng tiếc là những nội dung trong bản Dự luật nhân quyền Việt Nam 2013 đã không phản ánh chính xác bức tranh Việt Nam."
Thông cáo báo chí của hạ nghị sỹ cấp cao thuộc Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương viết: "Các nhà lãnh đạo của Việt Nam cam kết một cách đầy đủ trong việc thúc đẩy mối quan hệ Mỹ-Việt Nam và thúc đẩy nhân quyền. Việt Nam tham gia hầu hết các hiệp định về nhân quyền quốc tế. Việt Nam tham gia đàm phán về nhân quyền với Liên minh châu Âu, Australia, Na Uy, Thụy Sĩ và Mỹ. Việt Nam đang cải thiện tình hình nhân quyền bằng việc củng cố hệ thống luật pháp, các quyền về văn hóa xã hội, kinh tế. Việt Nam như tôi biết chào đón sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế trong việc thực thi các chính sách nhân quyền.".
Hạ nghị sỹ Faleomavaega còn cho rằng dự luật nhân quyền sai trái này chịu sự tác động mạnh mẽ bởi cộng đồng người Việt ở Mỹ. Ông nói trong thông cáo: "Là một cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam, tôi chia sẻ với cộng đồng người Việt ở Mỹ. Nhưng đưa ra những thông tin không chính xác và chống lại Chính phủ Việt Nam không phải là hành động đúng đắn. Nước Mỹ có một lịch sử đáng tự hào trong việc gác lại quá khứ để nối lại và xây dựng quan hệ. Với trường hợp của Việt Nam, hãy để quá khứ là quá khứ, để quá trình hàn gắn được bắt đầu."
Cũng trong thông cáo này, hạ nghị sỹ Faleomavaega đánh giá cao một dự luật khác, mang mã số H.R. 2519, của nghị sỹ Barbara Lee. Dự luật này quy định về sự trợ giúp cho các nạn nhân chất độc da cam.
Ông khẳng định "Tôi tin rằng nước Mỹ cần phải chịu trách nhiệm trong việc tẩy rửa 11 triệu gallon chất độc da cam đã rải xuống Việt Nam trước đây", đồng thời nhấn mạnh "bất cứ nghị sĩ nào nếu thực sự quan tâm về nhân quyền nào cũng đồng ý rằng đây chính là vấn đề nhân quyền cần phải được giải quyết."
Dự luật nhân quyền Việt Nam 2013 yêu cầu Chính phủ Mỹ không cung cấp viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam dựa trên các báo cáo một chiều về tình hình nhân quyền Việt Nam, và kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC). Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên một số nghị sỹ Mỹ cố gắng tạo ra một đạo luật nhân quyền Việt Nam. Các năm trước, những dự luật tương tự như thế này chỉ được thông qua ở Hạ viện nhưng đều bị ngăn cản ở Thượng viện.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét