Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Nhà nước hỗ trợ ngư dân đóng tàu bám biển

Hồng Đăng

              Trong tình hình biển Đông hết sức căng thẳng như hiện này thì việc hỗ trợ ngư dân bám biển là hết sức cần thiết và cực kỳ quan trọng. Theo báo của tổng cục thủy hải sản thì trong tháng 5 năm 2013, tình hình thời tiết trên các vung biển khá thuận lợi, số lượng tàu cá bám biển tăng so với cùng kỳ năm 2012, ngư dân khai thác hải sản đạt sản lượng cao, tại các địa phương đã phát triển thêm nhiều mô hình liên kết để chuyền tải và tăng thời gian bám biển, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất như việc thành lập các nghiệp đoàn nghề cá.

Nhà nước hỗ trợ ngư dân đóng tàu bám biển

(Nghiệp đoàn nghề cá hoạt động theo điều lệ công đoàn lao động. Ảnh TNO.)

                 Cụ thể sản lượng khai thác tháng 5 ước tính đạt 225 nghìn tấn (khai thác hải sản đạt 210 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng khai thác nội địa đạt 15 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kì năm ngoái), nâng tổng sản lượng khai thác trong 5 tháng đầu năm tăng 4% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong tháng 5, giá bán các loại hải sản tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012: Nghề câu có sản lượng khai thác không tăng so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên do giá bán sản phẩm tăng đã đẩy hiệu quả sản xuất của đội tàu câu tăng 3,5%. Doanh thu sau khi trừ chi phí của đội tàu đạt trên 130 triệu đồng, bình quân thu nhập của thuyền viên trên tàu đạt từ 5,5-8 triệu đồng/tháng. Nghề lưới vây sản lượng khai thác ổn định từ 17-25 tấn/chuyến, lợi nhuận bình quân sau khi trừ chi phí đạt từ 110-150 triệu đồng, bình quân thu nhập của thuyền viên đạt từ 4-6,5 triệu đồng/tháng…Đối với nghề lưới kéo ven bờ, đội tàu hoạt động kém hiệu quả, nhiều tàu hoạt động thua lỗ và phải nằm bờ. Nguyên nhân do nguồn lợi ven bờ giảm, giá bán sản phẩm giảm không đủ chi phí cho tàu hoạt động. Đối với nghề lưới kéo xa bờ, hiệu quả sản xuất đạt thấp và ở mức trung bình so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu các tàu có công suất từ 90CV trở lên trung bình đạt từ 30-40 triệu đồng/chuyến, bình quân thu nhập từ 1,5-3 triệu/tháng/thuyền viên.
Mặc dù chỉ mới ra đời gần 2 năm nhưng hình thức Nghiệp đoàn nghề cá đã từng bước khẳng định vai trò của mình và trở thành nơi gắn kết ngư dân, đặc biệt là trong quá trình hoạt động khai thác trên biển. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn. Điển hình như ở An hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. So với các vùng quê biển khác trong tỉnh, thì ngư dân huyện đảo Lý Sơn là một trong số những địa phương trong tỉnh đưa phương tiện vươn ra đánh bắt ở khơi xa từ rất sớm. Và vùng biển thuộc 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xem là ngư trường truyền thống của ngư đây nơi đây. Theo đó ngoài gió bão, nhiều tàu thuyền của ngư dân đất đảo gặp nạn do bị tàu lạ đâm, tông... Qua thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng tỉnh, ước tính trong vòng 5 năm gần đây đã có trên 70 tàu của ngư dân Lý Sơn bị nạn trên biển, thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Chính vì vậy mà thông tin xã An Hải được chọn là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập thí điểm Nghiệp đoàn nghề cá, đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của ngư dân đất đảo. Tiếng nói từ Lý Sơn vượt sóng đến Hoàng Sa của ông chủ tịch nghiệp đoàn chính là  sức mạnh tinh thần giúp các ngư dân huyện đảo an tâm vững lòng bám biển…Không chỉ đoàn kết trong mỗi chuyến ra khơi, nghiệp đoàn nghề cá còn phát huy vai trò là “mái nhà chung” của những ngư dân An Hải. Dưới sự hỗ trợ từ nhiều phía, nghiệp đoàn đã sửa chữa nhà ở cho đoàn viên, hỗ trợ các chủ tàu gặp rủi ro, thiên tai trên biển, tàu cá bị tàu nước ngoài bắt giữ. Sau gần 2 năm thành lập, chỉ riêng Nghiệp đoàn nghề cá An Hải có hơn 25 trường hợp ngư dân, chủ tàu là thành viên của Nghiệp đoàn gặp nạn, đã nhận được trợ giúp từ sự đóng góp của người dân trong cả nước thông qua Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với tổng số tiền hỗ trợ ước tính trên 7 tỉ đồng.  Nhờ đó các ngư dân có điều kiện sửa chữa phương tiện tiếp tục ra khơi.Chính những việc làm thiết thực như vậy nên Nghiệp đoàn nghề cá đã dần nhận được sự tin yêu của ngư dân địa phương. Theo đó số lượng thành viên tham gia ngày càng đông. Tính đến thời điểm này, số lượng đoàn viên của Nghiệp đoàn nghề cá An Hải đã lên đến 689 người/58 tàu thuyền, tăng 261 đoàn viên/22 tàu thuyền so với mới thành lập. Từ Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên này, đến nay toàn tỉnh đã có tất cả 6 nghiệp đoàn, với 2.134 đoàn viên/355 phương tiện. Và ngư trường đánh bắt chủ yếu của các đoàn viên là hai vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhà nước hỗ trợ ngư dân đóng tàu bám biển

(Thành viên Nghiệp đoàn nghề cá Lý Sơn ra mắt.)

Từ đầu năm 2013 đến nay cục diện tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu đi với đặc trưng bởi sự gia tăng các hoạt động "khẳng định chủ quyền" trên Biển Đông cũng như phản ứng của các bên đối với các hoạt động này. Trong những tháng tới khó có thể loại trừ khả năng sẽ nổ ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông giữa lực lượng hàng hải (cảnh sát biển, kiểm ngư, hải giám, ngư chính...) và tàu cá các bên tranh chấp. Nói cách khác, nguy cơ xung đột trên Biển Đông đang ngày một lớn hơn, học giả Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, một chuyên gia về Biển Đông nhận định trên tờ Asia Times Onlines hôm 10/6. Trong những tháng đầu năm 2013 hoạt động của ngư dân các bên trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã gây ra một loạt sự cố nghiêm trọng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.Đặc biệt là vụ ngày 20/3 tàu quân sự Trung Quốc đã xua đuổi, bắn cháy cabin một tàu cá Việt Nam đang đánh bắt (hợp pháp trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam) tại Hoàng Sa. Dù Việt Nam phản đối kịch liệt song Trung Quốc đã chối bay chối biến yêu cầu xin lỗi và bồi thường cho ngư dân Việt Nam, thậm chí còn ngang ngược lên giọng khẳng định động thái phạm pháp nghiêm trọng xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Nhà nước hỗ trợ ngư dân đóng tàu bám biển

(Tàu cá Việt Nam bị tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin ngày 20/3)

Cả nước đã có hơn 130 nghìn tàu đánh cá, với khoảng 4 triệu lao động làm các nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, trong đó hơn 1,3 triệu lao động có thu nhập chính từ khai thác hải sản. Từ khi thành lập nghiệp đoàn nghề cá (NÐNC) đầu tiên vào năm 2011 tại xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đến nay cả nước đã có 36 NÐNC tại 12 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ngãi, Bình Thuận, Tiền Giang, Quảng Ninh, Kiên Giang, Phú Yên, Bến Tre, Quảng Bình, Quảng Nam, Sóc Trăng, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi với sự tham gia của hàng nghìn đoàn viên.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ ngư dân nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể và thiết thực. Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ ngư dân mua mới , đóng tàu đánh bắt hay cung ứng dịch vụ cho hoạt động đánh bắt hải sản. Nhất là hỗ trợ đối với những ngư dân bị nạn trên biển, đang thiếu vốn đề sửa tàu, đóng  tàu tiếp tục ra khơi. Bên cạnh đó kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ ngư dân kinh phí,…Thí điểm cho như dân nhiều vùng như Quảng Nam, Quảng Ngãi,…vay 70-80% kinh phí đóng tàu với lãi suất thấp để khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Nhiều địa phương đã chi hàng chục tỉ đồng để hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên và hỗ trợ mua các trang thiên bị liên lạc vô tuyến, vệ tinh hiện đại. Nhiều địa phương còn thành lập các Quỹ hỗ trợ ngư dân, Quỹ nhân đạo nghề cá, Bảo hiểm,.. thu hút sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, các công ty, doanh nghiệp trên cả nước. Có thể nói trong thời gian qua ngư dân cả nước đã nhận được nhiều sự quan tâm cả về vật chất và tinh thần  để họ vững tâm tiếp tục  “vươn khơi bám biển”, đánh bắt xa bờ,  quyết tâm bám biển, đánh bắt trên các vũng lãnh hải của ta, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền biển đảo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét