Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Hoang tưởng chính trị và truyền thông

Lâu lâu mới thấy một bài hay mà ít bựa của mụ Beo, thuổng về để mọi người  xem. Đầu đề do Mõ đặt.

Lâu lâu mới thấy một bài hay mà ít bựa của mụ Beo, thuổng về để mọi người  xem. Đầu đề do Mõ đặt

Một phần rất lớn giúp Obama thắng cả hai cuộc bầu cử là nhờ truyền thông, và không chỉ những phương tiện truyền thông cổ điển (gọi là Big 7 gồm: TV, radio, film, âm nhạc, báo chí, tạp chí và sách). Obama thắng còn nhờ Tân truyền thông, bao gồm tất cả phương tiện sử dụng công nghệ tương tác và trực tuyến, ví dụ như facebook, Twitter, blog, vv...

Đối nghịch với McCain và Mitt Rommey trong 2 lần bầu cử, Obama thể hiện qua truyền thông mình là ứng cử viên trẻ, năng động, hiện đại, sẽ mang lại thay đổi so với nhưng đối thủ.

Phong trào Chiếm phố Wall sinh ra một khái niệm gọi là 99%. Con số mang ý nghĩa số đông, chỉ trích sự bất bình đẳng ác nghiệt trong xã hội Mỹ. (1% dân số còn lại là các đại đại tỷ phú nhưnggiữ phần lớn tài sản). Những từ như “99%” và “1%” được dùng rất nhiều trong truyền thông khi nói về chính trị. Obama, chưa bao giờ nói thẳng ra ủng hộ phong trào Chiếm phố Wall, nhưnghầu như cũng chưa bao giờ tỏ ra mình thuộc vào giới 1%.

Qua mắt truyền thông, Obama không chỉ là chính khách mang phong cách bình dân hòa đồng mà còn là người của gia đình mẫu mực (hình ông chơi với con tràn lan trên mạng), người chồng yêu thương (sau mỗi lần phát biểu gặp mặt gì gì đó sẽ có hình ôm hôn bà Michelle). Ngay bà Michelle, dù tốt nghiệp trường luật cũng hiếm thấy phát biểu trước công chúng về chính trị, thuần chỉ nói về nấu nướng, thời trang, đi thăm trường học, chơi với trẻ con...

Sử dụng truyền thông xã hội để len lỏi vào đời sống người dân. Nhờ vậy mà người dân dễ cảm thông với Obama hơn.

Đương nhiên đó không phải là cái tài của ông, mà là cái tài thuê được một đội ngũ quản lý truyền thông cực kỳ xuất sắc.

Từ dân chủ tới độc tài, không một chính khách của chính thể nào coi thường chuyện xây dựng hình ảnh mình trước công chúng. Trừ Việt ta.

                                         ***
Mọi lí thuyết đều là màu xám, khi ứng vào thực tế Việt ta. Cặp phạm trù triết học hiện tượng-bản chất, rất vô giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực nội chính.

Thế nên, những ai tự tin tư duy khoa học trong trò chơi xếp hình, 99% sẽ lâm cảnh khoan khoái tự toại trước bức tranh hoàn chỉnh eo nàng Bạch Tuyết gắn vào đầu chú lùn Sneezy.

Thế nên, đừng ai ngạc nhiên khi phần tiếp theo này, nội dung của nó chẳng liên quan gì đến phần 1.

                                           ***

Bạn Van-Son Dang trên facebook hỏi: Chỗ của người thần kinh như Đào hay hoang tưởng như Vũ không nhất thiết phải là nhà tù. Vậy sao họ vẫn phải tù? Cô có giải thích gì không ạ?

Beo trả lời bạn ở góc độ một người quan sát thời cuộc và người trực tiếp ngồi xem một vài phiên tòa xử nhóm đối tượng tạm gọi Thần kinh chính trị.
Ngay và luôn: họ là những người vi phạm luật pháp.

Quang cảnh phiên tòa, đại khái thế này: Viện kiểm sát đưa ra bằng chứng; Quan tòa hỏi bằng chứng ấy đúng hay sai, có hay không; Bị cáo trả lời gọn đúng-sai, có-không.

Nếu đúng và có, luật sư tìm cách giảm nhẹ bằng cách chứng minh động cơ, mục đích của bị cáo. Nếu sai và không, luật sư đưa ra các bằng chứng (của mình) để phản bác lại VKS.

Trong phiên tòa xử Cù kon, không có bằng chứng nào được trả lời sai và không.

Những nhận định kiểu dạng như không nhất thiết phải là nhà tù, hoàn toàn cảm tính.

Mà cảm tính trong lĩnh vực thần kinh chính trị này, thiên hướng chung là... chống lại nhà nước.

Tuy nhiên, cái lỗi để cho bạn nhận định cảm tính thuộc về truyền thông big 7. Và ngược lại, góp phần cực lớn, gần như tuyệt đối, trong việc củng cố - nuôi dưỡng những nhận định cảm tính, là Tân truyền thông.

                                             ***
Trả lời như vậy, chắc chắn bạn sẽ hỏi tiếp, nếu vậy tại sao những người B người C...có những hoạt động tương tự, lại không bị bắt.

Quy trình dẫn tới bắt những thần kinh chính trị không bao giờ khẩn cấp, đột xuất để đương sự hay thân nhân bất ngờ. Bước đầu, cơ quan an ninh khuyên giải, thuyết phục. Không chỉ bản thân đương sự, CQAN còn thuyết phục thân nhân, những người có thể ảnh hưởng tới đương sự, phụ thuyết phục giùm. Các cuộc gặp này thường thân tình và hay diễn ra tại ...quán cà phê.

Khi sự kiên nhẫn đã hết hay biện pháp nghiệp vụ ấy không hiệu quả, bước hai mới bắt đầu bằng giấy mời làm việc tại trụ sở an ninh. Còn mời bao nhiêu lần khỏi kể, bởi thần kinh chính trị luôn tự trưng ra công cộng việc bị an ninh sờ gáy như chiến tích. Đôi khi Beo thấy những tấm giấy mời này na ná như tấm bằng về phá quấy chọc ngoáy, cấp tiểu học. Hưởng ứng việc trưng trổ nó ra, đồng cấp ấy mà thôi.

Chưa thần kinh chính trị nào bị bắt mà không trải qua hai bước trên.

(Riêng pé Phương Uyên của các nhà rân trủ không nằm trong loại thần kinh chính trị. Pé tham gia một tổ chức chính trị chống nhà nước, Pé hợp lực chế tạo vật liệu nổ gây sát thương cộng đồng, thế nên án cho Pé thuộc về hình sự).

Trả lời vào câu hỏi chính.

Rất đơn giản: biết chết liền. Bởi thế ngay mở đầu entry này, Beo viết: Cặp phạm trù triết học hiện tượng-bản chất, rất vô giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực nội chính.

Cùng can dự vào vòng xoáy chính trường, thậm chí tầm lan tỏa rộng hơn, Phạm Chí Dũng ngồi vài tháng nhưng Ba Sàm thì...đợi đấy.

Cùng bá láp như nhau, Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào xộ khám nhưng Nguyễn Xuân Diện ...chưa. Từ bá láp Beo dùng là nói về những gì Nhất và Đào thể hiện ra cho toàn thể bàn dân thiên hạ thấy qua blog, còn nhân thân và các mối quan hệ riêng của họ, ngoài người trong cuộc và an ninh, thì có thêm...giời biết. Thường ai vô tư trong các mối quan hệ, không tham dự các phe nhóm, thì thoát.

Lại có người, nếu ra giữa đường Nguyễn Huệ cầm cờ vàng mà hô lật đổ chế độ, cũng không ai buồn hỏi tới. Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Quang Lập chẳng hạn.

                                             ***

Vài ba năm trước đây, Beo đơn thương độc mã trong xã hội ảo chống lại thần kinh chính trị. Beo chỉ ra rằng không có bất cứ sức mạnh nào phá hoại tiến trình dân chủ trên đất nước này bằng chính những nhà rân trủ đểu (không tìm được từ nào nặng hơn) ấy.

Gạch đá Beo nhận lại, chắc đủ xây một chung cư.

Giờ, nghĩ như Beo đông rồi. Nhiều bạn lại có khả năng thể hiện tư duy ra chữ nghĩa cực tốt.

Cứ rảo qua một lượt còm về vụ tuyệt thực của Cù kon mà xem, tỉ lệ ủng hộ Cù thảm hại chưa từng thấy và bị át vía ra sao.

                                     *** 
Quay lại chuyện Obama của entry mở đầu.

Tại sao chính khách ta ứng xử với tân truyền thông trái ngược hẳn với trào lưu văn minh này của thế giới?

Theo Mõ Làng Blog

0 nhận xét:

Đăng nhận xét