Không biết vì lý do gì, bỗng dưng khắp nơi từ Nam đến Bắc, nổi lên phong trào trưng biển tiếng Trung Quốc. Ngay tại làng nghề mộc Đồng Kỵ (Bắc Ninh), người ta treo cả biển chỉ đường bằng tiếng Trung Quốc, còn hàng quán, cửa hiệu thì khỏi nói, y như khu phố của người Hoa.
>> Xử lý “phố Trung Quốc” ở Hạ Long: Phụ thuộc vào... thời tiết
>> "Phố Trung Quốc" giữa lòng Hạ Long
Ở Bình Dương, mọc lên một con phố mà cư dân ở đây gọi là phố Tàu. Hàng quán, cửa hiệu ghi bằng tiếng Trung Quốc, niêm yết giá bán bằng Nhân dân tệ, hàng hóa phần lớn nhập từ Trung Quốc. Hỏi ra không ai biết lý do vì sao lại có khu phố Tàu này. Cùng với phố Tàu, các trung tâm dạy tiếng Hoa cũng “trăm hoa đua nở”, nhìn cách trang trí, màu sắc lòe loẹt, cùng với chữ Hán đầy đường, trông giống như một nơi nào đó bên xứ Trung Quốc.
Ngược lên hướng Tây Nguyên, không phải là phố Tàu bằng chữ mà có cả khu công nhân người Trung Quốc làm việc ở mỏ bauxite Tân Rai – Lâm Đồng. Ở khu mỏ này chủ yếu là người Trung Quốc làm việc, công nhân Việt Nam rất ít. Với đà khai thác các mỏ bauxite, chẳng bao lâu nữa, ở Tây Nguyên sẽ có rất đông người Trung Quốc đến làm việc.
Ở Trung Quốc lấy vợ khó, sang làm việc ở Việt Nam, biết đâu kiếm được cô vợ bản xứ. Từ làm việc đến định cư, sinh sống, con lai Trung Quốc đã có ở nhiều nơi. Sắp tới sẽ có nhiều cặp vợ chồng Việt – Hoa đăng ký kết hôn. Các chàng rể sẽ chọn quê vợ làm quê hương.
Sẽ còn có nhiều dự án lớn mà Trung Quốc thắng thầu. Người Trung Quốc sẽ sang làm việc, phố Tàu, đường xá ghi bằng tiếng Tàu sẽ xuất hiện, khu phố Tàu ngày càng nhiều hơn. Chưa nói đến dự án lớn, mới đây chỉ con cá tầm thôi, người Trung Quốc làm mưa làm gió thị trường Việt Nam. Họ không phải đưa cá sang bán mà đưa người sang Việt Nam nuôi cá tầm để bán cho dân Việt nam.
Cờ Trung Quốc trên sách dạy học sinh Việt Nam, cờ Trung Quốc trong siêu thị Việt Nam, hình ảnh thắng cảnh Trung Quốc trên gian triển lãm du lịch Việt Nam, chưa kể nhiều loại sách vở, ấn phẩm khác tuồn từ Trung Quốc sang để truyền bá văn hóa phương Bắc.
Đến bây giờ thì không chỉ trên trang sách mà trong thực tế. Một thực tế không thể không suy nghĩ.
Hàng hóa Trung Quốc đầy trên thị trường, người Trung Quốc sang Việt Nam làm việc và sinh sống ngày càng đông. Nếu cứ đà này, không biết mươi năm nữa, có bao nhiêu khu phố Tàu trên nước Việt.
Lê Chân Nhân
(2013/07/chuyen-pho-tau-tren-nuoc-viet.html" target="_blank">Theo Góc Nhìn Thời Đại Blog)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét