TÔ HẢI
Một nghịch lý đang hiện hữu quanh chúng ta mà hàng ngày ta luôn thấy, đó là người già chăm chỉ đi tập thể dục, trong khi thanh niên lại la cà hàng quán, phì phèo thuốc lá.
Có thể khẳng định độ tuổi bắt đầu hút thuốc lá dao động từ 14 – 22 tuổi, ở vào độ tuổi mới lớn, bạn bè dễ rủ rê nhau và cũng là khoảng thời gian gia đình ít có sự quản lý, quan tâm. Là một thanh niên đang học tập xa gia đình, cuộc sống thường ngày không có người nhắc nhở thật là thích, muốn ăn thì ăn muốn chơi thì chơi, không bị ép học mà cũng không phải ngủ sớm. Xóm trọ của tôi có 20 phòng nhưng lại toàn con trai, vậy nên thường xuyên có những trận nhậu, những cuộc đấu game thâu đêm suốt sáng. Nhưng cũng có đôi khi tôi cảm thấy mình thật lạc long, vì đơn giản, tôi không hút thuốc.
2013/08/hut-thuoc-2.jpg" sl-processed="1" style="background-color: white; border: 0px; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
Tôi không hút thuốc lá cũng là có nguyên căn từ trước. Đó là bố tôi là một người nghiện thuốc lá nặng, sức khỏe hiện nay có nhiều vấn đề nghiêm trọng, và ở phố quê tôi, hàng xóm có người đã qua đời ngay trước khi tôi vào Đại học vì ung thư phổi do hút thuốc lá. Đâu đâu cũng thấy những thông tin về tác hại của thuốc lá: báo, đài, tv và thậm chí in lù lù trên bao thuốc. Nhưng có bao giờ người ta chịu để ý, hay là lại phẩy tay coi chuyện đó không xảy ra với mình. Ờ thì họ nghiện rồi nên không bỏ được, vậy còn những người tập hút thì sao??? Tôi đã từng hỏi bố – bố tôi (một người) nghiện thuốc nặng: “thuốc có cái gì mà bố lại hút?”. Tôi đã từng hỏi mấy thằng bạn: “có gì hay mà chúng mày cứ hút nhỉ? ”. Các câu trả lời có khác nhau nhưng tôi thấy chả thuyết phục. Người thì bảo hút cho ấm, người thì bảo hút để giảm stress,… xùy. Không tin được. Có lần đi sinh nhật thằng bạn, uống mấy chén vào phê phê nên cũng mạnh dạn cầm điếu thuốc lên châm. Chắc ai cũng biết là sặc khói. Tôi lại càng không thể hiểu nổi nó ngon ở đâu mà cứ hít vào, nó chỉ có mùi khác với khói bếp than tổ ong mà thôi.
Bảo hút thuốc làm đầu óc minh mẫn, giảm căng thẳng. Nhưng đó thực chất là do tác động của chất kích thích có trong thuốc lá, chính nó đã làm đầu óc mụ mị, không thể tập trung từ khi người mới tập hút thuốc, từ từ phá hủy các tế bào thần kinh.
Có người nói rằng điếu thuốc góp phần thắt chặt tình cảm của những người cùng cảnh ngộ, giúp họ lại gần nhau hơn. Một đám học sinh ra chơi san sẻ nhau điếu thuốc, một “con nghiện” lên cơn thèm khói cũng lân la theo hơi thuốc. Rồi thì điếu thuốc đã là vật công nhận “sự tưởng thành” của các cậu bé từ bao giờ, phong tục ở đâu tôi cũng chả rõ. Bảo chúng nó là hút thuốc có hại lắm, có đứa thì “mày nhát thế”, hay là “Còn lâu mới chết”. Có đứa tỉnh hơn, bảo “biết là có hại, nhưng thuốc lá đã trở thành người bạn thân thiết của tao rồi. Tao chẳng thể suy nghĩ gì nếu không có nó”.
2013/08/caithuocla.png" sl-processed="1" style="background-color: white; border: 0px; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
Điếu thuốc làm bạn trông người lớn hơn hay thực chất làm bạn già đi. Điếu thuốc làm bạn trông sang lên hay chỉ giúp bạn có được không gian rộng trong xã hội chật hẹp. Ý tôi là bị xa lánh! Càng ngày càng thấy nhiều bạn trẻ phì phèo thuốc lá. Ngồi quán nước hút thuốc, đứng ngoài hành lang hút thuốc, chơi game cũng hút thuốc, không làm gì cũng hút thuốc.
Với người hút thuốc, điếu thuốc là bạn đồng hành lâu năm chí cốt, với người không hút thuốc, nó là một nỗi sợ hãi vô hình. Từ bao lâu nay, vấn đề hút thuốc vẫn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng nó lại vô tình bị coi nhẹ bởi từng cá nhân – người hút thuốc hay người thân của họ, để rồi khói thuốc bay cùng lớp khăn quàng đỏ tới trường. Đó thực là những điều đáng buồn của xã hội.
Nếu không muốn người thân của bạn lần lượt ra đi, không muốn thuốc lá ảnh hưởng sức khỏe của họ và của chính bạn, và không muốn thế giới này trở thành thế giới của smoking zombies hay những lò than tổ ong di động, hãy giúp sức cùng cộng đồng, lên tiếng bài trừ thuốc lá và báo động về tác hại ghê gớm của nó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét