Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Có nên tiêm vắc xin viêm gan B ???

Hồng Đăng

            Mấy hôm nay lướt qua mấy báo mạng thấy có thông tin vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc–xin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa ở huyện Hướng Hóa , tỉnh Quảng Trị ngày 21-7 vừa qua khiến người dân rất bức xúc mà đến nay bộ y tế vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Cùng tìm hiểu về căn bệnh viêm gan B nhé.

Có nên tiêm vắc xin viêm gan B

(Ảnh minh họa)

Việt Nam là một trong những nước tỷ lệ người mang virus viêm gan siêu vi B cao, cứ 8 người thì có 1 bị nhiễm. Người bị viêm gan B có khả năng chuyển sang bị viêm gan mạn tính, tiến triển tới xơ gan và ung thư gan, dẫn đến tử vong sớm do không phát hiện và điều trị đúng cách. Bệnh viêm gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mãn hay thể kéo dài. Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số triệu chứng như sau:
-          Đa số bệnh nhân mắc viêm gan b đều có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không  muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất. Và một số biểu hiện bệnh gan viêm b là hệ tiêu hóa kém và nước tiểu vàng ở một số người mắc bệnh viêm gan b
-          Đa số người dân việt nam mắc bệnh viêm gan b do việc an uống không đảm bảo vệ sinh và lối sống không lành mạnh
Bệnh viêm gan B ảnh hưởng như thế nào?
-          Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số người bị tổn thương gan do bệnh viêm gan B, đặc biệt là nếu họ đã mắc bệnh trong nhiều năm hoặc hàng chục năm. Khoảng một phần tư số người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm gan B có thể gây ung thư gan và suy gan. Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, điều đó có nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những người mắc bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm HBV xâm nhập vào cơ thể của quy vị qua vết cắt hoặc chỗ hở khác, quy vị rất dễ có nguy cơ mắc bệnh.
-          HBV là loại siêu vi sống rất dai; thậm chí chúng còn có thể sống trong máu khô trong nhiều ngày! Chính vì vậy rất dễ nhiễm HBV nếu bạn sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ với một người đã nhiễm bệnh hoặc nếu máu hoặc chất dịch cơ thể có siêu vi HBV đã tiếp xúc với một vết thương hở miệng hoặc da bị bong. Chính vì vậy những em bé sinh ra đã có mẹ mắc bệnh, dễ có nguy cơ mắc bệnh vì các em tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người mẹ trong khi sinh.
-          HBV cũng lây lan dễ dàng qua dụng cụ y tế, ví dụ như kim tiêm và ống tiêm sử dụng lại hoặc không tiệt trùng đúng cách. HBV cũng có thể lây lan qua lượng máu nhỏ trong dụng cụ chích ma túy, cottons, và các dụng cụ khác được dùng để chích ma túy.Các vật dụng khác tiếp xúc với máu và có thể làm lây lan siêu vi là dao cạo râu, bông tai hoặc bàn chải đánh răng, và các dụng cụ để xăm mình và xâu khuyên trên người.
Cách lây chuyền của bệnh viêm gan b:
-          - Từ mẹ sang conÐây là đường lây quan trọng nhất.
-          - Tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của một người bị nhiễm HBV.
-          - Sống trong gia đình của người nhiễm HBV.
-          - Những vết do người cắn
-          - Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn lau mặt với người bị nhiễm HBV.
-          - Mớm cơm cho bé hoặc nhai chung sing-gum (chewing-gum)
-          - Dùng kim không vô trùng trong châm cứu, xỏ lỗ tai,xâm mình,ráy tai
-          - Dùng một cây kim để tiêm chủng cho nhiều người.
Cách phòng tránh :
Với viêm gan siêu vi B , tiêm phòng vaccin được coi là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Thực tế cho thấy việc tiêm phòng viêm gan B sau nhiều năm thực hiện đã làm giảm thiểu số người bị viêm gan B đáng kể. Tại Singapore, sau 8 năm thực hiện tiêm chủng phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm 18 lần. 

Khi nào nên bắt đầu tiêm phòng cho trẻ sơ sinh?

Vaccin ngừa VGB hiện nay là loại tái tổ hợp (recombinant), có hiệu quả tạo kháng thể bảo vệ và độ an toàn tương đối cao, nên tai biến nặng liên quan đến miễn dịch (sốc phản vệ) hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy, vaccin ngừa VGB được khuyến cáo chích cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu nếu biết mẹ đã bị nhiễm virus VGB (HBsAg+) hoặc không biết chính xác tình trạng nhiễm virus VGB ở mẹ. Trường hợp mẹ không nhiễm virus VGB thì không nhất thiết phải tiêm cho trẻ ngay sau sinh.
Khi chích đủ liều, đúng thời gian, khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiệu quả chích ngừa càng cao hơn nữa. Tuy nhiên, cùng với thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm đi, do đó cứ sau 15 năm, người ta phải chích nhắc lại một mũi. Nhưng ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh VGB cao như Việt Nam, không cần chích nhắc lại sau 15 năm vì cơ thể được tiếp xúc tự nhiên với virus B, xem như cơ thể đã được “nhắc lại”. Một số đối tượng mà chích ngừa không đạt được hiệu quả là bệnh nhân AIDS, chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, xơ gan

Phác đồ tiêm phòng ở trẻ sơ sinh

- Mũi 1: Sơ sinh
- Mũi 2: tròn 2 tháng (tiêm vào mũi 6:1)
- Mũi 3: tròn 3 tháng (tiêm vào mũi 6:1)
- Mũi 4: tròn 18 tháng (tiêm vào mũi 6:1)

Đối với trẻ sơ sinh thì có thể nói cách tốt  nhất để phòng chống căn bênh viêm gan B là tiêm phòng vắc-xin song vụ việc ở huyện  Hướng Hóa , tỉnh Quảng Trị vừa qua đã khiến cho người dân rất e dè trong việc tiêm vắc- xin phòng bệnh cho trẻ. Theo như thông tin của báo điện tử người lao động đưa tin thì hiện nay vẫn chưa có kết quả kết luận cuối cùng:

Có nên tiêm vắc xin viêm gan B

Trẻ sơ sinh này tử vong sau tiêm, nỗi mất mát lớn lao của gia đình. Ảnh B.Lao động

“Cũng trong chiều 22-7, tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, chủ trì buổi họp kín của hội đồng kết luận nguyên nhân 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B vào ngày 20-7 tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa. Buổi họp có sự tham gia của Sở Y tế, Công an tỉnh Quảng Trị, Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa, Viện Pasteur Nha Trang.
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, công bố kết luận của hội đồng sau buổi họp. Theo đó, đây là chùm ca bệnh và cả 3 trẻ tử vong về lâm sàng đều diễn biến nhanh giống nhau, tím tái, khó thở và lịm đi trong vòng 10 phút sau tiêm; có biểu hiện xung huyết, xuất huyết đa phủ tạng. Hội đồng cũng khẳng định nguyên nhân 3 trẻ này chết là vì sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân dẫn đến sốc thuốc phản vệ, theo hội đồng là có 3 yếu tố: chất lượng vắc-xin, quy trình tiêm, bệnh lý của trẻ. Tuy nhiên, hội đồng loại bỏ yếu tố bệnh lý vì căn cứ yếu tố sinh thường, sức khỏe của 3 trẻ tốt (nặng từ 2,8-3,1 kg, bú bình thường). Về nguyên nhân do vắc-xin là ít nghĩ đến vì từ trước đến nay, cả nước đã sử dụng 600.000 liều nhưng chưa có trường hợp tử vong; các trẻ được tiêm với 2 lô vắc-xin khác nhau; việc xuất xưởng đã được kiểm tra chặt chẽ. Nguyên nhân về dịch vụ tiêm chủng, kỹ thuật và quy trình tiêm chủng cũng ít có khả năng vì cán bộ tiêm chủng đã được tập huấn đầy đủ, kinh nghiệm lâu năm.”
Tất nhiên câu trả lời của bộ y tế thực sự chưa thể thỏa mãn được gia đình nạn nhân cũng như đông đảo quần chúng nhân dân. Dư luận thực sự rất bức xúc với sự việc này. Ngày hôm nay 23/7 nhiều bệnh viện đã quyết định ngừng tiêm văcxin viêm gan B cho trẻ3 bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bưu điện, 198 tại Hà Nội hôm nay đều đã tạm dừng tiêm văcxin viêm gan B cho trẻ mới sinh, sau khi có 4 ca tử vong liên tiếp liên quan đến văcxin này trong vài ngày qua. Mặc dù Bộ Y tế mới chỉ khuyến cáo ngừng tiêm trên toàn quốc đối với 2 lô văcxin chích cho 3 em bé gặp tai biến sau tiêm ở Quảng Trị, song tại Hà Nội, một số bệnh viện đã "đón đầu" bằng cách tạm dừng hoàn toàn đối với văcxin viêm gan B.
Bộ y tế cần tập trung tìm ra nguyên nhân vụ việc một cách sớm nhất để sớm có câu trả lời làm yên lòng người dân và gia đình các bé bị tử vong. Tránh để tình trạng người dân không cho con đi tiêm thì không yên tâm mà cho con đi tiêm thì lại càng lo lắng hơn. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét