Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Vùng “phòng không Trung Quốc” và những phản ứng!

Muốn đi qua “không phận TQ” máy bay phải công bố kế hoạch bay, công bố quốc tịch và duy trì liên lạc radio hai chiều, nếu không sẽ đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”. Đây là những tuyên bố về việc TQ thành lập khu vực nhận diện phòng không (tên tiếng Anh là Air Defense Identification Zone, viết tắt là ADIZ) ở Hoa Đông. ADIZ mà TQ tuyên bố có phạm vi cụ thể bao gồm hầu hết toàn bộ biển Hoa Đông, nhóm đảo Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát, có phần chồng lấn lên các khu vực kiểm soát của Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuyên bố này đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ của thế giới, bởi nếu “xin phép” thì ngưỡng nhiên đã công nhận đó là chủ quyền của TQ. Những phản ứng đó đã được đáp trả bằng những cụ thể mà có lẽ TQ cũng chả dám làm gì vì “Danh không chính, Ngôn không thuận”
Cụ thể hôm qua Mỹ đã đưa hẳn B52 ra tới Hoa Đông không cần thông báo mà không gặp phải bất kỳ phản ứng nào từ phía Bắc Kinh. Phải chăng Mỹ quá mạnh để có thể đùa, cũng chẳng phải vì hôm nay máy bay của Nhật Bản và Hàn Quốc bay vào không phận này cũng không gặp phải một trở ngài nào từ phía TQ.
Theo Dân trí:
 - Nhật báo Nhật hôm nay dẫn lời một quan chức nước này cho hay, máy bay quân đội và lực lượng bán quân sự Nhật đã bay vào “vùng phòng không” Trung Quốc mới tuyên bố mà không hề gặp bất kỳ trở ngại nào từ chiến đấu cơ Trung Quốc.
             Trung Quốc đã không phản ứng gì khi máy bay Mỹ, Nhật, Hàn bay vào 
                           "vùng phòng không" nước này mới tuyên bố.

Tờ  Asahi Shimbun dẫn các nguồn tin Bộ Quốc phòng Nhật giấu tên cho biết, lực lượng không quân của Nhật đã không bị cản trở gì khi bay vào “Vùng nhận dạng phòng không” Trung Quốc mới công bố, vùng bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước trên Hoa Đông.

Lực lượng bảo vệ bờ biển được trang bị tối tân của Nhật cũng cho hay máy bay của lực lượng này cũng đã bay vào khu vực trên Hoa Đông.

“Chúng tôi không thay đổi hoạt động tuần tra bình thường của chúng tôi trong khu vực, nơi Trung Quốc tuyên bố là vùng phòng không của mình và cũng không thông báo kế hoạch bay. Chúng tôi không bị chiến đấu cơ Trung Quốc đối đầu”, Yasutaka Nonaka, người phát ngôn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho hay.

Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc yêu cầu các máy bay phải công bố kế hoạch bay, công bố quốc tịch và duy trì liên lạc radio hai chiều, nếu không sẽ đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”.

Cũng trong tuần này, Mỹ cho biết đã điều các máy bay ném bom B52 vào khu vực.

Quân đội Hàn Quốc hôm nay cũng cho biết một trong những máy bay của họ đã bay vào khu vực mà không thông báo cho Bắc Kinh. Chuyến bay được thực hiện vào hôm thứ ba vừa qua, là một phần của hoạt động diễn tập do thám thông thường của quân đội ở quanh quần đảo Ieodo do Hàn Quốc quản lý, nhưng cũng tranh chấp với Bắc Kinh và từ lâu đã là nguồn cơn gây căng thẳng ngoại giao với nước này.

Người phát ngôn của Hàn Quốc cho biết máy bay quân sự nước này sẽ tiếp tục bay trên khu vực Ieodo mà không thông báo cho phía Trung Quốc.
                                                                                       Vũ Quý


Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi

(Dân trí) - Với 486/488 đại biểu tán thành, chỉ 2 đại biểu không biểu quyết, không có đại biểu nào không tán thành, Quốc hội vừa thông qua bản Hiến pháp sửa đổi.
Trước khi các đại biểu bấm nút, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, mỗi đại biểu sẽ thực hiện ý chí nguyện vọng, thay mặt toàn dân quyết định về việc thông qua dự thảo Hiến pháp, biểu quyết toàn văn Hiến pháp.
Kết quả, 486/488 đại biểu tán thành (chiếm 97,59% tổng số đại biểu). Chỉ 2 đại biểu không biểu quyết, không có đại biểu nào không tán thành.

Kết quả biểu quyết thông qua Hiến pháp mới (Ảnh: Việt Hưng)
9h45 sáng 28/11, Quốc hội đứng dậy vỗ tay chào mừng bản Hiến pháp mới.

Đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua bản Hiến pháp mới (Ảnh: VPQH)
Trước đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần sau chót để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Về chương Chế độ chính trị, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định “khối đại đoàn kết toàn dân tộc” là nền tảng của quyền lực nhà nước”. UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận định, quy định nước CHXHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ đã thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta.
Theo đó, Điều 2 như thể hiện trong dự thảo Hiến pháp với khẳng định về nền tảng vững chắc của chính quyền nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã thể hiện bản chất của Nhà nước. Đây là vấn đề đã được thể hiện trong Cương lĩnh và thực tiễn hoạt động của Nhà nước. Còn ý “đại đoàn kết toàn dân tộc” là một trong những động lực rất quan trọng để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Do đó, quy định này được giữ nguyên trong bản dự thảo cuối cùng trình Quốc hội thông qua.
Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng được bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Nội dung về bản chất của Đảng cũng được bảo lưu: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: "Không cần thiết quy định chi tiết về kinh tế nhà nước trong Hiến pháp". (Ảnh: Việt Hưng)
Các vấn đề liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, trước hết, trong chương Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, các đại biểu Quốc hội đều tán thành với quy định về Chủ tịch nước tại Điều 88 của Dự thảo. Theo đó, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn vị trí, thẩm quyền của Chủ tịch nước trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta; làm rõ hơn vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước.
Tiếp thu ý kiến này, bản dự thảo sau cùng đã làm rõ thêm thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và quy định mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp. Đồng thời, Dự thảo đã làm rõ hơn vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước trong việc quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam…; cùng với đó là bổ sung quy định thẩm quyền của Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch nước làm Chủ tịch quyết định việc lực lượng vũ trang nước ta tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng, ông Lưu khái quát, tuyệt đại đa số kiến tán thành với quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội và đồng tình với quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ quy định tại Điều 96 của Dự thảo.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định nhằm phân biệt rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc đề xuất, xây dựng chính sách trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc tự mình quyết định theo thẩm quyền. Nội dung này đã được bổ sung vào khoản 2 Điều 96.
Có ý kiến đề nghị làm rõ thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng trong việc đàm phán, ký và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế. Dự thảo Hiến pháp cũng được chỉnh lý theo hướng phân định rõ thẩm quyền của tập thể Chính phủ trong việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ và thẩm quyền của Thủ tướng trong quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Về các thành phần kinh tế, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, vẫn có ý kiến đề nghị bỏ quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” hoặc quy định cụ thể nội hàm của kinh tế nhà nước.  
Ông Lưu cho rằng, để bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta thì việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy định như vậy không ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác.
Mặt khác, kinh tế nhà nước là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nguồn lực, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ là một trong nhiều yếu tố đó. Do vậy, nội dung này được xác định không cần thiết phải quy định chi tiết về kinh tế nhà nước trong Hiến pháp. Việc xác định nội hàm kinh tế nhà nước sẽ được cụ thể trong các đạo luật liên quan.
Về thu hồi đất, cơ quan giải trình phân tích, trong điều kiện phát triển của nước ta hiện nay, vẫn cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, để tránh tình trạng thu hồi đất tràn lan, tùy tiện, Hiến pháp cần quy định việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội gắn trực tiếp với các mục tiêu vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Do đó, cơ quan giải trình đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội nhưng thể hiện lại cho gắn kết với mục tiêu lợi ích quốc gia, công cộng.
Chương Chính quyền địa phương (một vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau nhất qua các lần thảo luận), UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận định, cần quy định khái quát theo hướng: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”.
Việc tổ chức HĐND và UBND cụ thể ở từng đơn vị hành chính sẽ được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương trên cơ sở tổng kết việc thực hiện chủ trương của Đảng thí điểm một số nội dung về tổ chức chính quyền đô thị và kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và các nguyên tắc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương. 
“Chốt” lại vấn đề phúc quyết Hiến pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu, thực tiễn lập hiến ở Việt Nam cho thấy, nhân dân tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình lập hiến, từ việc tổng kết thi hành Hiến pháp đến việc xây dựng và tham gia ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua. Do đó, về thực chất, Dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp đã giao Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân quyết định việc trưng cầu dân ý.
Trưng cầu ý dân về Hiến pháp là việc hệ trọng nên cần phải được cân nhắc một cách toàn diện, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của nước ta. Do đó, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội cho giữ quy định “Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” để kết hợp giữa thẩm quyền của Quốc hội và chủ quyền của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp.

Toàn văn Hiến pháp sửa đổi được trình bày trước khi Quốc hội bấm nút biểu quyết.

P.Thảo

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Hãy khơi dậy những “đốm lửa hồng”!

[Kin Kin] - Trong bất kì thời đại nào, con người sống trong một hình thái xã nào thì đều chịu ảnh hưởng bởi hình thái xã hội đó. Sự phát triển toàn diện của con người về thể chất và tâm hồn chịu tác động của rất nhiều các yếu tố đan xen, bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan,  tốt và xấu.


Con người khi sinh ra và lớn lên, ai cũng muốn có cuộc sống ngày càng tốt đẹp, thỏa mãn được các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được đầy đủ nhu cầu mình muốn, không phải ai cũng dễ dàng đạt được những mong ước của bản thân. Và đã có rất nhiều người chấp nhận hi sinh một số thứ nhằm đạt được mơ ước của mình. Tóm lại rằng, mỗi người bước chân vào cuộc đời đều có lối đi riêng, không ai giống ai. Tất cả mọi người đều ước mong có cuộc sống đầy đủ cả về vật chất và tinh thần.
Như đã nói ở trên, con người luôn bị chi phối bởi môi trường sống bên ngoài. Có rất nhiều người luôn suy nghĩ và cố gắng hành động theo hướng tích cực nhưng do hoàn cảnh éo le mà họ phải đi vào con đường tội lỗi, làm những điều trái với luân thường đạo lý trong xã hội, vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng.
Hẳn độc giả dễ dàng nhận ra trong thời gian qua, xã hội đã xảy ra rất nhiều các vụ việc phức tạp về tội phạm hình sự. Đó là những vụ án giết người, cướp của, bắt cóc con tin, trộm cắp... Mức độ và tính chất nguy hiểm do tội phạm gây ra ngày càng tăng cao, đặc biệt là bọn chúng hoạt động với trình độ hết sức tinh vi, vô cùng xảo quyệt.
Hậu quả bọn tội phạm gây ra là hết sức nghiêm trọng. Hành vi phạm tội không chỉ gây hậu quả cho người bị hại mà còn gây hậu quả nặng nề cho xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Một ví dụ điển hình như: Lê Văn Luyện gây ra vụ án cướp giết ở Bắc Giang, hắn đã kéo theo cả đại gia đình gần chục người, gồm bố, chú, cô, bác, anh họ… cũng vào tù như bản thân hắn khi đã có hành vi che giấu tội phạm. Giờ đây, nhiều gia đình là họ hàng của Lê Văn Luyện tan nát khi có người đi tù, hơn thế nữa, còn kéo theo cả một thế hệ kế tiếp khó sống đàng hoàng. Vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân xuống sông, sau khi phẫu thuật nâng ngực khiến bệnh nhân tử vong đã khiến dư luận hoang mang về lương tâm người thầy thuốc… Khi cơ quan điều tra bắt được kẻ gây án trong “vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn”, mới thấy những người thân của thủ phạm Lý Nguyễn Chung “câm lặng” che giấu tội phạm trong một thời gian dài đằng đẵng trên nước mắt đầy oan ức mà người vợ, người mẹ cảu ông Nguyễn Thanh Chấn cắn răng chịu đựng 10 năm trời. Mới đây nhất là vụ Trương Thị Thưa ở Thái Nguyên sát hại chồng rồi ném xác xuống sông Cầu.
Qua những vụ án nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng bên cạnh sự manh động, nguy hiểm trong từng hành vi phạm tội thì ẩn khuất sau đó là lương chi của bản thân mỗi con người, bao gồm người trực trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội và người có liên quan. Chắc chắn rằng tất cả các đối tượng có hành vi phạm tội trong các vụ án nêu ở trên đều rất hối hận về tội lỗi đã gây ra.
Lại một năm mới sắp đến, tất cả các gia đình đều chào đón phút giây đoàn tụ bên nhau thì đâu đó vẫn có gia đình không hạnh phúc vì những giây phút lầm lỗi như của Lê Văn Luyện, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Thị Thưa, Lý Nguyễn Chung… Đây là những bài học thấm thía cho tất cả mọi người trong xã hội.
          Khi tội phạm đã thực hiện xong hành vi phạm tội, nói theo kiểu “việc đã rồi” như trong các vụ án đã xảy ra trên thực tế, chúng ta cần nhìn nhận đúng sự thật, bản chất của vấn đề để xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Những người có hành vi phạm tội không phải tất cả đều là người xấu, bởi ở đâu đó sâu trong tâm khảm họ vẫn luôn nhen nhóm những “đốm lửa hồng” của tình người, đó chính là tình yêu thương đồng loại. Nếu biết cách khơi dậy những “đốm lửa hồng” nằm sâu trong mỗi cá nhân đã từng có một thời lầm lỡ đi vào con đường phạm tội thì những cá nhân đó sẽ trở thành người có ích cho xã hội, họ sẽ nhận thức được đúng – sai từ đó có hành động phù hợp. Có được như vậy, hoạt động vi phạm pháp luật, các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của các đối tượng tội phạm sẽ giảm đến mức thấp nhất.
          Để khơi dậy những “đốm lửa hồng” đó thì công tác giáo dục đóng vai trò rất quan trọng. Chúng ta phải chú tâm xây dựng, chăm lo nền giáo dục thật tốt vì đó là xây dựng con người. Muốn đất nước phát triển cần có người tài đức. Công tác giáo dục góp phần quan trọng hình thành nhân cách con người, đồng thời giáo dục góp phần tiếp thêm phần nhiệt để làm lớn mạnh ngọn lửa của lương chi chảy trong mỗi cá nhân và có trong các đối tượng có hành vi phạm tội.


Lịch sử là những thứ đã qua, tương lai là do con người kiến tạo nên. Chúng ta cần phải có biện pháp khắc phục hậu quả mà tội phạm gây ra và làm tốt công tác cải tạo để số đối tượng phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Để làm được điều này thì chúng ta hãy khơi dậy những “đốm lửa hồng” của mỗi đối tượng phạm tội! Chúng ta hi vọng và kì vọng về một xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai không xa: “Có gì đẹp trên đời hơn thế nữa/Người với người sống để yêu nhau”.
Lịch sử là cái đã qua, tương lai do con người kiến tạo ra. Do vậy, cả xã hội hãy hành động ngay hôm nay để khắc phục khuyết điểm, tồn tại đã và đang diễn ra trên thực tiễn.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Có thực mới vực được nghề!

[Me Lo] - Báo chí có chức năng thông tin, nhưng cũng có chức năng giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội, với mục tiêu chung là phục vụ sự phát triển đất nước, trong giai đoạn này là phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với chức năng của mình, báo chí tham gia từ khâu thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước, giới thiệu sâu rộng tới mọi thành phần xã hội để tạo sự đồng thuận của xã hội trong thực hiện chủ trương này, đồng thời thực hiện chức năng phản biện xã hội, chuyển tải các ý kiến của quần chúng nhân dân, của các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu để cung cấp đầy đủ thông tin nhiều chiều giúp Đảng và Nhà nước kịp thời có điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tế.
Trong thời đại ngày nay, báo chí chưa khi nào đứng ngoài cuộc trước những vấn bức xúc trong xã hội. Báo chí đã phản ánh những thông tin, cung cấp nhiều ý kiến đóng góp vào việc giải quyết, xử lý các vấn đề phức tạp, kể cả những ý kiến trái chiều.

Như vậy, báo chí có vai trò trọng yếu trong xã hội. Để báo chí phát huy được đầy đủ vai trò của nó thì con người cần thiết phải có tư duy đúng đắn khi nhìn nhận về nghề báo. Bởi khi nhận thức đúng đắn là kim chỉ nam cho mọi hành động đúng trong thực tiễn. Ngày nay, tận dụng sự phát triển nhanh của mạng internet, loài người đã triệt để khai thác để phục vụ cho sự phát triển của báo chí, biểu hiện là sự ra đời và xuất hiện của báo mạng.
Tuy nhiên, mỗi loại hình báo chí đều có ưu, nhược điểm riêng. Sự xuất hiện của các trang báo mạng có nguồn gốc, xuất xứ từ bên ngoài và không được kiểm duyệt đang là vấn đề gây ra nhiều khó khăn đối với các cơ quan chức năng.
Các thế lực thù địch đang triệt để loại dụng báo mạng để đăng tải bài báo phản động, có nội dung sai sự thật nhằm tuyên truyền chống phá sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
Sự phát triển nhanh của báo mạng đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân. Nhưng mặt trái của nó chính là các thông tin sai lệch mà kẻ xấu cố tình đăng tải với một mục đích đê hèn. Điều này đang là nguyên nhân chính làm cho báo mạng giảm uy tín, mức độ tin cậy về độ chính xác của thông tin được truyền tải. Và hệ lụy của nó là ảnh hưởng không tốt tới hoạt động báo chí trong nước.
Hiện nay, báo mạng là một trong các loại hình báo chí đang thịnh hành. Để báo mạng thực sự góp phần vào thực hiện chức năng của ngành báo nói chung thì công tác kiểm duyệt trước khi xuất bản cần được coi trọng. Bất kể vấn đề gì khi đăng tải thì phải phản ánh đúng sự thật đã và đang diễn ra trong đời sống thường nhật.
Mục tiêu của hoạt động báo chí không phải là để bêu rếu bất kỳ ai trong xã hội hay phát hiện một vụ vi phạm pháp luật riêng biệt. Điều cốt lõi là nằm ở chỗ hoạt động báo chí tìm tới các sự kiện nằm sâu dưới bề mặt để giúp độc giả hiểu được điều gì mới thực sự đang xảy ra trong cái thế giới mà họ tồn tại là một cá thể. Từ đây, con người mới nhận thức đúng đắn về thế giới khách quan, nhận thức đúng là cơ sở tiên quyết có được ý thức hệ đúng. Do đó, hành động của con người mới có ích, theo hướng tích cực để cải tạo thế giới khách quan.
Báo chí luôn được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân. Báo chí phản ánh đúng sự thật thì sẽ được nhiều người ủng hộ và tin theo. Ngược lại, báo chí khi đề cập tới sự việc nào đó mà phản ánh sai lệch thì nhận được sự chỉ trích và lên án gay gắt. Ví dụ nếu một trang mạng nào đăng bài viết có nội dung xấu, định hướng con người đi ngược lại với lợi ích chính đáng thì bị cấm hoạt động. Như vậy, nếu báo chí không phản ánh đúng sự thật, không viết đúng và nói đúng thì không thể tồn tại và chỉ “có thực với vực được nghề” mà thôi!
Trong thời gian gần đây, trên mạng internet xuất hiện rất nhiều các trang mạng có đăng nội dung xấu, tuyên truyền chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực đứng đằng sau các trang mạng này đã trắng trợn vi phạm sự thật, chúng hành văn và diễn đạt ngôn từ theo kiểu “ăn có nói không”. Điển hình là trang: http://danlambaovn.blogspot.com. Đây là trang có nhiều bài viết với nội dung sai thực tế.
“Có thực mới vực được nghề”! Các trang mạng như kiểu  http://danlambaovn.blogspot.com sớm muộn cũng không thể tồn tại được. Đơn giản bởi vì kẻ đứng đằng sau các trang mạng này không hề có một ý nghĩ nhân văn khi viết bài phục vụ dăng tải. Vì thế mà các trang mạng kiểu http://danlambaovn.blogspot.comsớm phải nói lời tạm biệt trên “mạng đàn”!
Dù ở bất cứ đâu, nói và làm gì thì cần làm đúng sự thật. Như thế mới tồn tại được lâu dài! Phải thấy rõ một sự thật rằng: các trang mạng đăng tải nội dung phản động, chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ nhanh chóng bị thanh loại. 

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Sự xuyên tạc sự thật một cách lố bịch của chủ nhân bài viết “Mẹ bà nó! Chạy bão vẫn kỳ thị” (danlamthan.wordpress.com)

          [Mực tàu] - Trong chúng ta ai cũng biết cơn bão Hải Yến bởi hậu quả nặng nề mà nó gây ra về người và tài sản tại những nơi nó đi qua. Đặc biệt là Philippin quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất với trên 10.000 chết và mất tích nhiều thành phố bị san phẳng gần như hoàn toàn. Ở Việt Nam khi biết cơn bão có thể đổ bộ Thủ tướng chính phủ đã gấp rút chỉ đạo các địa phương  chuẩn bị các phương án đối phó với bão, trong đó có việc di tản người dân trú bão ở những nơi an toàn. Chính nhờ việc ta chủ động ứng phó ngay từ đầu mà thiệt hại do bão Hải Yến gây ra không lớn.
          Ấy vậy mà có những kẻ vô công rồi nghề ở những nơi xa xôi nào đó thích lại đem những hình ảnh về cảnh người dân trú bão ở Đà Nẵng  ra để chỉnh sửa, lồng ghép bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chúng nói : “sau 38 năm thất trận…ngay cả đến khi chạy bão CS vẫn kỳ thị.” chúng đưa ra hình ảnh bảng tên “khu vực người có công cách mạng”, nói rằng khu vực này ít người còn những chỗ khác thì đông đúc.



Thú thực tôi cũng không hiểu cho lắm ý đồ của những kẻ này. Kỳ thị ở đây là gì khi đi tránh bão? nếu chúng cho rằng vì cái biển tên kia để chứng tỏ sự kỳ thị thì sao chúng không đăng nốt những tấm ảnh tiếp theo mà một tờ báo mạng đăng đi, chúng lấy tấm ảnh này từ đó cơ mà.
          Thưa các bạn! sự thật sau tấm biển kia là hình ảnh những thương binh nặng phải ngồi trên xe lăn, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã già yếu. Vậy thử hỏi họ có xứng đáng ở chỗ đó hay không khi cả cuộc đời họ đã hi sinh cho đất nước này rồi. Hẳn mỗi người dân Việt Nam đều có thể hiểu điều đó, đạo lý uống nước nhớ nguồn từ cha ông ngàn đời xưa để lại không cho phép chúng ta đối xử không tốt với họ. Chỉ có những kẻ ăn no rửng mỡ, vô công rồi nghề băng hoại giá trị đạo sẵn sàng chà đạp lên những đạo lý tốt đẹp của cha ông tổ tiên mình mới có thể làm được điều đó.





Đúng là thật buồn cười với những kẻ này thật. Chúng là chuyên gia trong việc xuyên tạc sự thật về các việc làm của Đảng và Nhà nước Việt Nam để làm cho quần chúng nhân dân hiểu sai về Đảng và Nhà nước. Nhưng thực sự hiệu quả từ những việc làm của chúng không bao giờ cao thậm chí hậu quả còn rất lớn. Bởi vì quần chúng nhân dân chỉ tin vào sự thật mà sự thật những việc làm của Đảng và Nhà nước luôn được nhân dân kiểm chứng là đúng đắn.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

“Mạng lưới Blogger Việt Nam” và câu chuyện “chú bé chăn cừu”


[Me Lo] - Hẳn bạn đọc vẫn còn nhớ câu chuyện ngụ ngôn “Chú bé chăn cừu”. Câu chuyện kể về một cậu bé chăn cừu gần khu rừng rậm cách làng không xa lắm. Được ít lâu, cảm thấy việc chăn cừu nhàm chán, cậu bèn nghĩ ra một trò chơi. Nghĩ là làm, chú chạy về làng và la to: “Sói tấn công đàn cừu!”. Đúng như chú nghĩ, dân làng nghe thấy tiếng kêu liền bỏ cả việc làm, tức tốc chạy ra cánh đồng. Nhưng khi họ đến nơi họ chỉ thấy chú bé ôm bụng cười ngặt nghẽo vì đã lừa được họ.
Trò chơi cứ thế tiếp diễn đến 2 lần, 3 lần, cho đến một buổi chiều nọ, khi mặt trời lặn xuống sau cánh rừng và bóng tối bắt đầu phủ đầy lên cánh đồng, một đàn sói xuất hiện tấn công đàn cừu. Quá hoảng sợ, chú bé chăn cừu vội chạy về làng và la to “Sói! Sói!”. Lần này, dân làng vẫn nghe tiếng chú kêu, nhưng không ai chạy ra để giúp chú như những lần trước vì họ không muốn bị lừa một lần nữa.
Trong sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của  Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Một lần nữa cư dân mạng đã được chứng kiến câu chuyện tương tự của “chú bé chăn cừu” mang tên “Mạng lưới Blogger Việt Nam. Cái tên được biết đến như những trò lố bịch nhất trong bãi rác thải của đám rận ùn ra từ tháng 9/2013. Cái tên này ngay sau khi ra đời, được coi là đẹp và mang tính dân tộc, đã được nhiều người chú ý quan tâm. Bởi vì cư dân mạng nghĩ rằng, có lẽ đây sẽ là lực lượng đè bẹp bọn rận trên Internet. Nhưng khi cái danh sách họ tung lên là 104 người, cư dân mạng ngã ngửa “cái gì thế này” Blogger Việt Nam chỉ có thế thôi sao?” thế này thì làm sao đấu tranh được bọn sâu bọ kia. Nhưng với tâm lý “cứ phải từ từ” (chắc mới thành lập nên ít người vậy), cư dân mạng Việt Nam lại cố gắng đợi xem tình hình có khả quan không. Họ tiu ngỉu tắt máy để hôm sau lên xem thế nào.
Đến hôm sau họ bật máy lên xem diễn biến, thật không ngờ vẫn là 104, nhưng điều họ shock hơn là lại có thông tin người xây dựng lên cái Mạng lưới Blogger đó là một đối tượng phản động có biệt danh MeNam gì đó. MeNam thì ai chả biết, có hẳn cả một blog chuyên nói bậy bạ, bịa đặt chuyện, nói xấu Nhà nước ta. Đến lúc này thì thôi rồi nhé, cư dân mạng chắc chả tin vào cái mạng lưới này nữa. Nhưng nói gì thì nói, biết đâu cái tin đó là tin đồn thì sao? Cực chẳng đã, vẫn còn chút tin nữa, để hôm sau online xem thế nào, biết đâu đó là tin đồn bậy bạ.
Đến hôm sau nữa, một cơn giận của cư dân mạng nổi lên đùng đùng, chẳng khác gì như bão Haiyan vừa rồi. Chuyện gì xảy ra vậy, hóa ra đó là cái tuyên bố 258, cái tuyên bố này đã cho thấy bản chất phản động thực sự của đám Rận, chúng phủ nhận sự đúng đắn của Điều 258 của Bộ luật hình sự nước ta. Chúng ngông nghênh đòi tự do dân chủ, nhưng chúng muốn nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước, của pháp luật. Đây là một điều hoang tưởng của những kẻ hoang tưởng, chả có quốc gia nào công nhận điều đó cả. Bởi nếu vậy thì người ta muốn viết gì thì viết à, nói gì thì nói à? Ông muốn chửi ai cũng được, vu khống ai cũng được à… Điều dễ hiểu như vậy mà chúng vẫn hoang tưởng. Cư dân mạng thấy sự nực cười quá đỗi và tất cả quay lưng lại với cái “Mạng lưới Blogger Việt Nam” đó, chả ai thèm quan tâm đến nó nữa.
Ấy vậy mà vẫn chưa thấy hổ thẹn, trong tuần qua cái mạng lưới này lại dám đưa ra “Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”. Thiết nghĩ, cái nhóm hổ lốn, ảo tung chảo này là ai mà dám phản ứng vào việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việc Việt Nam ra nhập  Hội đồng nhân quyền với Liên Hiệp Quốc đã có văn bản cụ thể, cam kết cụ thể, được các nước thành viên - đại diện cho cả thế giới chứng kiến, thông qua. Chả ai có thể chấp nhận được một nhóm giặc cỏ không biết ẩn nấp ở đâu, không tư cách pháp nhân, không được bất cứ pháp luật nào công nhận…, lại dám can thiệp vào những cam kết về nhân quyền mà toàn cầu công nhận. Chúng dám đưa ra 5 yêu cầu đối với Việt Nam, đưa ra 5 lời kêu gọi để phản ứng về vấn đề Việt Nam ra nhập Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cụ thể:
Đối với 5 yêu cầu, chúng viết:
1.Đồng ý với 7 yêu cầu từ Liên Hiệp Quốc - nhưng chưa được đáp ứng bởi chính phủ Việt Nam - để Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Việt Nam điều tra những tố giác vi phạm nhân quyền. 
2.Chấm dứt mọi hành vi tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá đối với mọi công dân Việt Nam như đã ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc vào ngày 7 tháng 11 năm 2013. 
3.Trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác dựa trên những nền tảng giá trị, tiêu chuẩn phổ quát từ các công ước của Liên Hiệp Quốc. 
4.Hủy bỏ những điều luật có nội dung mơ hồ và bị diễn giải tùy tiện như Điều 258, Bộ luật Hình sự với nội dung: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân...” 
5.Chấm dứt tình trạng độc quyền trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, đảm bảo quyền tự do thành lập các cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản của mọi cá nhân, tổ chức, gỡ bỏ tường lửa ngăn chặn sự truy cập của người sử dụng vào các trang mạng xã hội, đồng thời chấm dứt hiệu lực của Nghị đinh 72/2013/NĐ-CP với các nội dung siết chặt tự do biểu đạt và thông tin trên mạng. 
Đối với lời kêu gọi, chúng viết:
1.Xuống đường công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công Ước Chống Tra Tấn và các văn bản khác có liên quan. 
2.Công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ / lái xe đạp vì nhân quyền. 
3.Cử đại diện đến các văn phòng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói riêng và tổ chức Liên Hiệp Quốc nói chung để đệ trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và những đề nghị, yêu cầu cải tiến để nhân dân Việt Nam thật sự được hưởng những quyền làm người phổ quát và đất nước Việt Nam thực sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC. 
4.Phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân để xúc tiến xây dựng một cơ sở dữ liệu trực tuyến nhằm lưu trữ những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để các tổ chức, cá nhân quan tâm (bao gồm cả các cơ quan chính phủ) dễ dàng tham khảo nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, đồng thời làm tròn nghĩa vụ và cam kết của một thành viên trong Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 
5.Công khai và chính thức ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam vào ngày 10 tháng 12 - Ngày Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng. 
Cư dân mạng hay bất kỳ ai đọc những nội dung này của bọn mạo danh Mạng lưới Blogger Việt Nam đều coi thường. Bắt đầu là mất đi niềm tin về một cái tên “Mạng lưới Blogger Việt Nam” cái tên thật đẹp nhưng lại là vỏ bọc của bọn vô học, sau đó là những diễn biến nghi ngờ của cư dân mạng. Còn đến bây giờ thì chả ai tin vào những lời chúng nói nữa, những lời nói cho thấy một kết cục, cái kết cục mà có lẽ chúng nên tự đào mồ để tự chôn chính mình. Bởi cả xã hội, cả cư dân mạng chả ai tin vào sự tồn tại mang tính tích cực của nó, nó như một bộ phận thừa của bãi rác do rận thải ra. Đã là rác rồi, mà lại là bộ phận thừa của rác nữa, thì thử hỏi nó là cái gì nữa? xin các bạn đặt cho cái tên cái nhé!

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Cái đai 9 đẳng của ông Putin và đòn Yeop-chagi của người Hàn

Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo thế giới Choue Chung-won vừa trao tặng bằng huyền đai đệ cửu đẳng taekwondo danh dự cho Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của ông Putin ngày 13.11 vừa qua.



Gõ vào Google, tin tức về cái đai đen 9 đẳng taekwondo của ông Putin dày đặc như rừng. Hình ảnh nhà lãnh đạo nước Nga mạnh mẽ, hấp dẫn tràn đầy trên các trang báo, cùng với nó là tên gọi môn quốc võ của xứ sở kim chi.
Người Hàn Quốc tài thật, chiêu PR cho môn taekwondo của họ được sử dụng sắc bén và đầy công lực như cú đá Yeop-chagi tiêu biểu của môn võ này. 
Người Hàn đã sử dụng công phu “Yeop-chagi” trên bàn ngoại giao thật điệu nghệ và văn hóa - khi trao cho Tổng thống Nga Putin chứng thư huyền đai với đẳng cấp cao nhất, mặc dù ông Putin không học taekwondo một giờ nào.
Ông Putin lên tiếng: “Tôi nghĩ mình chưa xứng đáng một đẳng cấp cao như vậy. Hãy coi đây là một chiến dịch quảng bá môn võ thuật tuyệt diệu này. Nga sẽ cố gắng hết sức để đóng góp cho sự phổ biến môn võ này trong nước”. 
Đòn Yeop-chagi ngoại giao đã trúng đích khi lời hứa góp phần phổ biến môn võ này được phát ra từ nhà lãnh đạo đầy uy tín và quyền lực của nước Nga và thế giới - Mr. V.Putin.
Thật đáng khen kỹ thuật siêu quần của môn taekwondo trên đấu trường quốc tế và trên chính trường ngoại giao mà người Hàn Quốc đã khéo léo sử dụng. Nghĩ cho cùng, Hàn Quốc vươn lên thành rồng, thành hổ, phát triển kinh tế và tạo ảnh hưởng về văn hóa ngày càng rộng khắp là điều tất yếu, bởi vì họ rất võ và rất văn.
Trước khi đến Hàn Quốc, Tổng thống Nga V.Putin thăm chính thức Việt Nam, ngoài các hoạt động chính trị, ông cũng tham dự một chương trình văn hóa, đó là lễ khai mạc “Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam”. Cũng vui vẻ nhưng chóng qua thôi, vì nó không độc đáo, không để lại dấu ấn sâu sắc bằng cái đai đen 9 đẳng ở Seoul.
Việt Nam có môn quốc võ nổi tiếng, có Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF), nếu như tổ chức trao bằng danh dự hồng đai với cấp cao nhất cho ông Putin thì môn võ truyền thống của Việt Nam sẽ chắp cánh theo ông Putin đi đến nước Nga và lan tỏa khắp thế giới.
Chỉ riêng chuyện PR cho cái thường gọi là “bản sắc văn hóa dân tộc” - cụ thể ở đây là võ thuật - người Hàn Quốc vẫn chiếm thế thượng phong trên đấu trường ngoại giao.
Khoảng 70-80 triệu người đang luyện tập taekwondo trên khắp thế giới hiện nay và sẽ tăng lên sau cú PR này. Thế giới ngày càng biết đến Hàn Quốc giàu truyền thống và dày văn hóa thông qua một môn võ. Người dân Hàn Quốc tự hào và ngẩng cao đầu vì môn quốc võ của họ được thanh niên khắp cả hành tinh này theo học.

Bái phục, bái phục!
Theo http://laodong.com.vn

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam 20-11

Việt Nam có nhiều ngày lễ, tết mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó mỗi ngành, nghề hay một tổ chức chính trị, xã hội cũng thường có một ngày kỷ niệm của riêng mình. Nhưng trong các ngày lễ, tết (hiện đại), Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 có một lịch sử khá đặc biệt vừa có tính chất quốc tế, vừa có tính chất dân tộc, vừa mang đặc trưng của các nhà giáo, của ngành Giáo dục nhưng cũng là ngày hội của toàn dân.

Tháng 7/1946, Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục được thành lập (Fesdesration International Syndicat de l’enseignement) viết tắt là "FISE", trụ sở đặt tại Paris. Năm 1949, tại Hội nghị Vacxava, FISE xây dựng một bản "HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO" gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:
- Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ, khoa học.
- Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thường nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo.
- Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến.
Tháng 8/1954, tổ chức công đoàn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới mà nòng cốt là các nhà giáo ở các nước XHCN, đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo”. Từ ngày 26 đến ngày 30/5/1957 tại thủ đô Vacxava, Hội nghị quốc tế các tổ chức của nhà giáo lần thứ 2, có 57 nước tham gia trong đó có Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
Ở Việt Nam, lần đầu tiên ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc vào ngày 20/11/1958.
Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định 167-HĐBT lấy ngày 20/11 là Ngày nhà giáo Việt Nam Và ngày 20/ 11/ 1982, lần đầu tiên Ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Như vậy, ngày 20/11 hàng năm giáo giới tiến bộ thế giới vẫn kỉ niệm ngày mang tên "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Còn ở nước ta, kể từ ngày 20/11/1982, ngày hội của giáo giới Việt Namcó tên gọi riêng là Ngày nhà giáo Việt Nam và ngày này cũng là ngày hội của toàn dân.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Để gửi lời tri ân sâu sắc tới tất cả các nhà giáo trên mọi miền tổ quốc, xin trích dẫn câu danh ngôn“Không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào trên đời này lại không qua bàn tay bế ẵm của người mẹ, thì trên trái đất này cũng không có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của người thầy giáo”.
Theo wikipedia

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Nỗi đau Philippin một lần nữa có làm thức tỉnh thế giới!

         [Me Lo] - Thưa các bạn, trong những năm gần đây tình trạng biến đổi khí hậu trái đất đang diễn ra rất mạnh mẽ với những hậu quả mà nó gây ra thật khủng khiếp. Đó là những trận động đất, sóng thần và những cơn siêu bão diễn ra một cách thường xuyên hơn với mức độ phá hủy ngày càng lớn. Nó đã cướp đi hàng nghìn sinh mạng người dân, phá hủy nhiều cơ sở vật chất làm cho tình hình kinh tế chính trị của thế giới nói chung và quốc gia chịu ảnh hưởng lâm vào bất ổn.
          Có thể dẫn chứng những thảm họa thiên tai diễn ra trong những năm gần đây để chúng ta thấy được điều đó:
1. Động đất và sóng thần, Nhật Bản (2011). Làm 8469 người chết và khoảng 13.000 người mất tích.

2. Bão Katrina, Mỹ (2005). Với khoảng 1836 người chết thiệt hại 125 tỷ USD

3.Động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc (2008). Theo ước tính có khoảng 87.000 người chết.

4. Động đất ở Haiti(2010). Đã giết chết hơn 314.000 người có thống kê là gần 500.000 người.

5. Siêu bão  Nargis ở Myanmar (2008) Thống kê có khoảng trên 140.000 người bị chết và mất tích.

6. Động đất kinh hoàng ở Bắc PakistanKashmir (2005) Giết chết gần 80.000 người.

7. Trận động đất gây ra sóng thần ở Ấn Độ Dương làm chết hơn 230.000 người ở hàng chục quốc gia.

          Có thể thấy chỉ trong khoảng hơn một thập kỷ qua mà những thảm họa thiên nhiên diễn ra càng nhiều và mức độ càng lớn. Không thể phủ nhận rằng nguyên nhân dẫn đến các thảm họa đó một phần rất lớn là do biến đổi khí hậu toàn cầu. Mới nhất là trong những ngày gần đây khi cơn bão Haiyan đổ bộ vào Philippin làm hàng nghìn người chết, nhà cửa tài sản bị phá hủy hoàn toàn. Dưới đây là những hình ảnh tang thương đó:









          Tôi nghĩ cho dù có là người có trái tim sắt đá đến mấy cũng không thể không xúc động trước những hình ảnh đó. Rõ ràng vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng có những biến đổi phức tạp đe dọa trực tiếp đến các quốc gia trên thế giới . Trưởng phái đoàn của Philippin hôm 12.11 đã bật khóc ngay tại Hội nghị Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 19 tại Ba Lan. Bài phát biểu của ông đã làm thế giới câm lặng.


           Thưa các bạn, chúng ta có thể thấy thảm họa tự nhiên do biến đổi khí hậu thật đáng sợ đó là nguy cơ đe dọa nhân loại và chính chúng ta.  Hãy thử đặt bản mình vào hoàn cảnh tương tự chúng ta sẽ thấy. Việt Nam chúng ta đã và đang chịu nhiều thiệt hại do biến đổi khi hậu gây ra khi hứng chịu hàng chục cơn bão đổ bộ mỗi năm (theo thống kê của  Ngân hàng thế giới Việt Nam nằm trong top 5 nước chịu thiệt hại nặng nề nhất  của biến đổi khí hậu).

          Vì vậy chúng ta cần phải nhận thức rõ về biến đổi khí hậu để từ đó có thể chung tay đưa ra những kiến nghị, đề xuất lên Hội nghị biến đổi khí hậu (COP) và hãy làm thế giới bừng tỉnh để nhìn thẳng vào sự thật.