[Phong Linh] - Trong điều tra - xét hỏi thì thường là trong chứng hơn trọng cung . Chứng cứ vô cùng quan trọng bởi nó tố cáo thủ phạm một cách rõ ràng - cụ thể nhất . Lời cung bổ sung thêm cho chứng cớ để kết hợp cả hai điều qua đó có thể kết luận được tội phạm. Ngoài ra , nhân chứng cũng rất quan trọng giúp các nhà điều tra xác định thủ phạm một cách nhanh chóng hoặc loại bỏ nghi phạm khi có yếu tố ngoại phạm. Nếu cơ quan điều tra - Viện Kiểm sát bỏ qua hoặc không tôn trọng những yếu tố cơ bản này thì việc sẽ kết tội của tòa án cũng bị sai phạm - gây nên hậu quả vô cùng to lớn cho bị can.
Vụ án oan sai 10 năm là một ví dụ điển hình như thế, các cơ quan tư pháp đã không tôn trọng các tiêu chí, nguyên tắc khi tiến hành tố tụng cũng như hỏi cung bi can. Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan đã cố tình làm sai các quy định của pháp luật, dẫn đến xét xử oan sai người vô tội tới 10 năm dòng....
-hisAgtKRiVs/Unr_t2UNcwI/AAAAAAAAAZw/XUjQRREwY-s/s1600/anh2.jpg" imageanchor="1" style="color: #007f74; margin-left: 1em; margin-right: 1em; text-decoration: none;">
Theo lời kể của anh Nguyễn Thanh Chấn – nạn nhân của án oan 10 năm:
"Khi mới bị bắt, lúc nào tôi cũng kêu oan. Nhưng, chẳng ai tin tôi cả. Buồn nhất là vợ tôi, em đồng hao tôi cũng hỏi vặn: "Sao anh lại làm những chuyện như thế?".
"Có cán bộ điều tra vừa hỏi, vừa cầm dao, lăm lăm đe dọa. Có người còn cầm búa giơ lên dọa nếu không khai thì cho chết. Khi bị tạm giam, có đêm tôi bị chuyển 3-4 buồng. Trong hơn 1 tuần không được ngủ nên đầu óc quay cuồng, lâng lâng, không còn muốn phản kháng nữa.
Vào buồng của phạm nhân Phạm Duy Hồng còn bị tên này đánh, dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt hát", ông Chấn uất nghẹn kể
Hơn 1 tuần kể từ khi bị bắt với những lần lấy cung như thế, không đêm nào chợp mắt, cuối cùng, ông Chấn đã nhận cái tội giết chị Nguyễn Thị Hoan.
Ông viết đơn thú tội và thư về cho gia đình theo “kịch bản” được dựng sẵn của cán bộ điều tra.
Tuy nhiên, trong 2 phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn đều khẳng định mình bị oan. Ông kể lại mình bị ép cung, bị dọa dẫm nên mới phải nhận tội.
Nhưng những người cầm cân nảy mực đã không nghe theo những lời giải thích này. Ông bị kết án tù chung thân.
"Để thực nghiệm hiện trường, các điều tra viên cho 1 tù nhân giả cô Hoan. Cán bộ còn đưa cho lúc cái thìa, khi cái lược để giả làm hung khí. Tôi phải tập nhiều lần cho đến khi thành thạo. Sau đó họ đưa đến một nhà dân để thực nghiệm hiện trường, bắt tôi diễn lại và quay phim" - ông Chấn nhớ lại những ngày sau khi bị bắt.
Theo ông Chấn, cuộc sống trong tù vô cùng khổ cực. Không ít lần ông muốn tự vẫn để giải thoát bản thân. Chính anh đã từng suy sụp tinh thần, muốn tìm một sự giải thoát “Có lần, vào khoảng 12h đêm, tôi rút dây quần đùi ra, xoắn vào chiếc bàn chải đánh răng để siết cổ. Anh em trong tù phát hiện, ngăn cản kịp thời" anh Chấn tâm sự.
Án oan sai cho ông Chấn thì rõ rồi. Nhưng ở đây ta phải đăt dấu hỏi là vì sao mấy người điều tra viên lại cố tình ép cung một cách rất thô thiển và bạo ngược như thế? Nào là cầm dao dọa nạt ông Chấn phải nhận tội vô cớ, bắt ông Chấn tập diễn kịch làm giả các hành vi đâm chém rồi lôi ra để “thực nghiệm hiện trường” khi mà chính họ là người không chứng kiến, thực hiện các hành vi phạm tội đó. Thật sự cán bộ điều tra, điều tra viên không biết hay cố tình không biết các tiêu chí, nguyên tắc của pháp luật khi hỏi cung bi can phạm tội. Dùng dao, dung búa, thậm chí là dọa nạt, áp đặt ý kiến chủ quan của cán bộ điều tra lên ý kiến của bị can là việc mà các vị thường làm đối với các bị can sao? Trong khi đó pháp luật Việt nam quy định rành rành “nghiêm cấm mọi hình thức nhục hình trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung cũng như trong hoạt động tư pháp nói riêng. Quan điểm này đã được phản ánh rõ nét trong các bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước CHXHCN Việt nam.
Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định rõ: “…nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.
Ngay trong Điều 6 - Bộ luật TTHS cũng khẳng định lại một lần nữa:
“Điều 6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”.
Và “Điều 298. Bộ luật hình sự quy định về Tội dùng nhục hình
1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.
Mặc dù trong điều luật này không quy định cụ thể về các biểu hiện của hành vi dùng nhục hình, nhưng qua thực tiễn tư pháp, những hành động cụ thể sau bị coi là nhục hình:
- Tra tấn, đánh đập người bị giam giữ
- Bắt người bị giam giữ phải nhịn ăn, nhịn uống, không cho ngủ
- Bắt đứng, ngồi, nằm ở những tư thế khó chịu nhất định.
- Nhục hình biến tướng: hỏi cung liên tục không cho nghỉ ngơi…
Phải chăng, với nhưng hành động bất chấp quy định pháp luật của các nhân viên cơ quan tư pháp mà cụ thể là sử dụng nhục hình, truy bức, đe dọa người bị can nhân tội đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng đối với họ. Đó là những án oan cho người vô tội, đó là nỗi đau, mất mát về danh dự, nhân phẩm cũng như những biếng động trong quá trình chịu án oan. Cho nên, thiết nghĩ đất nước cần có nhiều người chấp pháp phẩm hạnh cao quý, tinh thông pháp luật để hạn chế những nỗi đau, những mất mát, những án oan sai gây ra.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét