[Mực tàu] - Tham nhũng hiện đang là vấn nạn bức xúc của toàn xã hội. Tội ác của tham nhũng không phải chỉ là tàn phá hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng mà còn phá hoại nền kinh tế đất nước, là cản trở tiến trình phát triển đất nước, là phá hoại lòng tin của quần chúng nhân dân với hoạt động kinh tế của Nhà nước.
Trong những kỳ họp Quốc hội gần đây, tham nhũng đang là chủ đề nóng bỏng được các đại biểu Quốc hội quan tâm, chấp vấn nhiều nhất. Chưa bao giờ tình trạng tham nhũng lại phổ biến và nghiêm trọng như hiện nay, và cũng chưa bao giờ quyết tâm đấu tranh loại trừ tham nhũng trong toàn Đảng, toàn dân lại kiên quyết như lúc này.
Chúng ta hãy điểm qua 10 vụ án được xem là “đại án” tham nhũng hiện nay đang được dư luận xã hội quan tâm.
1. Vụ án tham nhũng tại Vinalines
2. Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Công ty cho thuê tài chính II – ALC II (thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank)
3. Vụ án lợi dụng chức vụ, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty dệt kim Phương Đông và một số chi nhánh Agribank ở TP. HCM
4. Vụ án kinh tế tại sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank
5. Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu
6. Vụ án nhận hối lộ tại Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Đăk Nông
7. Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương VN
8. Vụ án lừa đảo, kinh doanh trái phép, làm trai quy định Nhà nước tại Ngân hàng Á châu ACB
9. Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank
10. Vụ tham nhũng tại tập đoàn Vinashin
Trong đó, vụ án tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Công ty cho thuê tài chính II – ALC II (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank) là vụ án đầu tiên được đưa ra xét xử. Ngày 11/11 VKSND TP HCM đã đề nghị mức án tử hình đối với 02 bị cáo: bị cáo Vũ Quốc Hảo (58 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cho thuê tài chính II – ALC II) và bị cáo Đặng Văn Hai (56 tuổi, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH và xây dựng Quang Vinh).
-6wN0-PNIcnA/UoWSNpe_SVI/AAAAAAAAAJM/QoSP4Mnl0FA/s1600/daian+tham+nhung.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: auto; margin-right: auto;"> |
Bị cáo Vũ Quốc Hảo (giữa) và Đặng Văn Hai (phải) bị đề nghị mức án tử hình |
Xin hãy lướt qua một vài con số để thấy sự tham lam của những con sâu cán bộ này: Tham ô 80 tỉ đồng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 61 tỉ đồng…, có vụ nâng khống giá tiền mua thiết bị lên tới 1.300 lần để rút tiền của Nhà nước, vụ nâng khống này khiến nhiều tay tham nhũng khác cũng phải gọi bằng “cụ”. Mới chỉ một vụ tham nhũng đã vậy, thử hỏi với chín “đại án” tham nhũng còn lại và rất nhiều những vụ tham nhũng nữa thì Nhà nước ta bị thất thoát bao nhiêu tỉ đồng, dân ta còn gì để ăn nữa và còn chi đất nước nữa. Tội ác của tham nhũng không phải chỉ là tàn phá hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng mà còn là phá hoại nền kinh tế đất nước, là cản trở tiến trình phát triển đất nước, là phá hoại lòng tin của quần chúng nhân dân với hoạt động kinh tế của Nhà nước.
Ngành y tế nhiều năm gặp khó khăn không có tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, không có tiền mua trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của người dân, hàng trăm, hàng nghìn… bệnh nhân nghèo, các cháu nhỏ mắc bệnh bẩm sinh không có tiền chữa bệnh, bệnh nhân phải nằm chung giường…
Ngành giáo dục đang khó khăn chi trả tiền lương cho giáo viên, nhiều trẻ em vùng cao, vùng dân tộc ít người đang phải nhịn đói, nhịn khát đến lớp học trong những ngôi nhà tạm bợ bằng tranh tre, nứa lá, nhiều giáo viên đang nỗ lực vượt qua khó khăn bám lớp, bám bản đem cái chữ đến cho miền ngược…
Và con tàu Vinashin dù đã chìm cũng vậy, dù có thay tên đổi họ nhưng món nợ khổng lồ đó sẽ không tự nhiên mất đi mà nó còn đó, mỗi ngày phải trả tiền lãi tương đương 1 triệu USD. Tiền trả lãi 1 năm của Vinashin đủ để đóng một đội tàu cá hùng hậu cho ngư dân ra khơi khai thác hải sản và tham gia bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc
Đấu tranh chống tham nhũng là khó khăn, phức tạp. Bởi với cơ cấu tổ chức như ở nước ta hiện nay thì bộ phận kiểm tra lại nằm trong cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, nằm dưới sự điều hành của thủ trưởng cơ quan, đơn vị nên rất khó có thể trực tiếp phát hiện tham nhũng. Người đấu tranh chống tham nhũng đôi khi lại là nạn nhân của kẻ tham nhũng, bởi kẻ tham nhũng vốn sẵn tiền và quyền lực, không từ bất cứ thủ đoạn nào như dùng xã hội đen để dằn mặt, nguỵ tạo chứng cứ, tố cáo ngược người chống tham nhũng,.. Người chống tham nhũng đơn thương độc mã, dễ tạo tâm lý xã hội người ngay sợ kẻ gian, hoặc thờ ơ vô trách nhiệm hoặc mặc kệ nó.
Đáng chú ý, là tiến độ xử lý một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm còn chậm. Khung hình phạt rộng, khi xét xử có những án treo gây phản cảm, hoài nghi trong xã hội… Chúng ta đã quá quen với những kiểu kết án như nhân thân tốt, bản thân chưa từng có vi phạm pháp luật, lần đầu tiên phạm tội.. nó không tạo ra sự răn đe với những người đang còn có ý định phạm tội.
Việc VKS đề nghị mức án tử hình đối với một số bị cáo trong vụ án tại Công ty ALC II là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thể hiện sự răn đe của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật làm tổn thất về kinh tế Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế, gây mất lòng tin của nhân dân.
Những con sâu tham nhũng như những tên giặc nội xâm đang dần tàn phá cơ thể xã hội ta từ bên trong, nó làm suy nhược nền kinh tế - mạch máu của đất nước. Những con sâu này đang ngày càng to, càng tinh vi và càng trở lên nguy hiểm. Để loại trừ nó, để có một cơ thể khoẻ mạnh, không thể dùng những loại “thuốc” trừ sâu thông thường, chúng ta phải cương quyết “bắt bỏ” nó!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét