Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Đôi điều về bài “tự” phỏng vấn của Dân làm báo với cha Trần Huỳnh Tri Thức

[Mực tàu] - Ngày nay, kỹ thuật viết bài trong báo chí đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt với đầy đủ các thể loại từ tự truyện, phỏng vấn, bình luận, phân tích… nhưng xem ra hình thức phỏng vấn vẫn được quan tâm nhiều nhất. Nhưng có một cái lạ là đôi khi tác giả viết bài phỏng vấn theo kiểu rất “độc” đó là “tự” phỏng vấn. Tức là sao? Là việc tác giả chẳng phỏng vấn ai cả, chẳng gặp gỡ tiếp xúc gì cả, mà chỉ ngồi một chỗ và nghĩ ra kịch bản, nội dung của bài “phỏng vấn”. Mục đích để làm gì? Thứ nhất, để không phải gặp gỡ đối tượng phỏng vấn (đôi khi vì “ngại” mà cũng có thể là không thể gặp vì người ta không tiếp, hay hơn nữa là cũng chẳng biết ở đâu mà gặp). Thứ hai, để tác giả tự nhiên, thoải mái viết, trình bày “quan điểm” của người khác theo ý của mình, để muốn nói gì thì nói. Ưu việt của cách viết này là vậy, nhưng nếu tác giả viết không khéo, mà có khéo đến mấy cũng lòi ra cái đuôi muốn giấu, khi đó những bài viết kiểu như thế này trở nên hết sức nực cười và kệch cỡm mà nếu ai hay đọc truyện tiếu lâm như kiểu TVH (Tóc vàng hoe) sẽ thấy rất rõ.
Chẳng đâu xa, mới đây trên trang Dân làm báo có bài “Trần Huỳnh Duy Thức: Giữ ánh lửa, sau giông bão sẽ bừng sáng” với nội dung chính là cuộc phỏng vấn ông Trần Văn Huỳnh – cha đẻ của THDT.

Theo Dân Làm Báo
 
Ngày 5/11 vừa qua, bác Trần Văn Huỳnh đã đến trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) để thăm nuôi định kỳ anh Trần Huỳnh Duy Thức - người tù nhân lương tâm đang bị giam giữ với bản án 16 năm tù giam.
Bức ảnh và dòng tít…chẳng liên quan gì tới nhau 
Mở đầu bài viết là bức ảnh THTT được cắt ghép với dòng chữ mang biểu tượng rất mùi, nhưng dòng tít minh họa lại không liên quan. Nói đây là bài phỏng vấn cha THTT nhưng trong cả bài viết chẳng có một bức anh nào của ông. Nhìn qua chắc không mấy ai hiểu.
Nội dung bài “phỏng vấn” cũng khiến người đọc thấy lố bịch và nực cười không kém.
DLB:Sức khỏe và tinh thần anh Thức trong những lần gia đình thăm gần đây như thế nào thưa bác?
TVH: Điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn nên chắc vì vậy mà Thức cũng ốm hơn. Nhưng tinh thần Thức vẫn rất tốt, luôn lạc quan và tin rằng đất nước buộc sắp có những thay đổi lớn.
Ví như, khi nói về sức khỏe của THTT thì cha THTT chỉ nói một cách chung chung là ốm hơn (đi tù mà), nhưng về tinh thần thì lại rất tốt và còn cho rằng đất nước sáp có những thay đổi lớn (theo mong muốn của ai?) và tiếp đó là một loạt nhận định, phân tích mà đọc qua ai cũng tưởng cha THTT “ghi âm” lại toàn bộ lời nói của con trai ông vậy.
DLB:Anh Thức có nói rõ những thay đổi đó như thế nào không ạ?
TVH:Cũng như những gì Thức đã dự đoán và cảnh báo từ trước khi bị bắt. Sự thay đổi của Việt Nambắt đầu từ sự sụp đổ kinh tế dẫn đến bất ổn xã hội rồi buộc phải thay đổi chính trị. Vấn đề là tiến trình này sẽ diễn ra theo xu hướng tích cực hay tiêu cực.
Việt Nam đã đánh mất cơ hội để kiểm soát khủng hoảng kinh tế như một thời cơ để cải cách toàn diện một cách chủ động nhằm đưa xã hội phát triển cân bằng và bền vững.
Hiện nay cả kinh tế, xã hội lẫn chính trị Việt Namđang rơi vào trạng thái bất ổn và mất cân bằng trầm trọng nhưng lại bị kiềm nén để tạo nên một hiện tượng ổn định giả tạo. Điều này khiến cho những mầm mống bất ổn, những mầm bệnh càng được ủ, càng có môi trường tốt để phát triển. Đến một lúc chúng sẽ bùng phát mà không có cách gì có thể cản được.
Nếu Việt Namkhông dám thừa nhận thực trạng này để chấp nhận những liều thuốc đắng công hiệu thì đất nước chắc chắn sẽ rơi vào một tương lai tồi tệ theo kiểu chữ L, tức là tụt xuống đáy rồi đi ngang mãi ở đó. Đây chính là nguy cơ về cái bẫy thu nhập trung bình mà Thức đã viết cảnh báo rất nhiều trước khi bị bắt. Thời gian dẫm chân tại cái bẫy này có thể kéo dài hàng chục năm. Đây là một kiểu ổn định chính trị mà cái giá phải trả sẽ là tương lai của một thế hệ dân tộc nữa. Kết quả này sẽ xảy ra nếu sức đề kháng của các bộ phận trong một cơ thể đất nước không đủ sức phản kháng để cho các mầm bệnh được ủ đánh bại mình, biến mình thành những bộ phận bệnh hoạn.


Những luận điệu trong bài “phỏng vấn” chỉ cần đọc qua ai cũng sẽ cảm thấy có mùi của bè lũ phản động. Chúng chỉ muốn lợi dụng những sự kiện, nhân những cơ hội để kích bác, bôi nhọ nhà nước, mong mỏi những thay đổi mà chúng cho là có lợi cho mình. Tất nhiên, dù với thủ đoạn gì chăng nữa thì cũng rất đáng lên án và cần phải vạch rõ bộ mặt thật của chúng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét