[ Miku ] - Trung Quốc là một nước lớn, việc đối phó với Trung Quốc là chuyện không hề dễ dàng, điều này không chỉ đúng với Việt Nam chúng ta, mà có lẽ cũng đúng với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vậy những tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á thì nên đối phó như thế nào. Liệu đơn lẻ thì có đối phó nổi với một nước lớn như Trung Quốc được không?
Từ xưa đến nay, câu nói “ đoàn kết tạo nên sức mạnh” vẫn luôn tồn tại cùng với sự đúng đắn của nó. Nhớ từ thời xa xưa, đất nước chúng ta còn bị các thế lực thù địch sang xâm lược, nhờ có lòng yêu nước nồng nàn của toàn thể dân tộc Việt Nam, đã thúc đẩy mọi người đồng sức đồng lòng, đoàn kết tạo nên sức mạnh cuốn trôi hết bè lũ cướp nước và lũ bán nước. Điều đó cũng cho thấy rằng, nhờ có đoàn kết mà chúng ta đã từng đánh bại những quân đội mạnh nhất thế giới đã từng xâm phạm đến chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam.
Vậy nên, khi Trung Quốc ngày càng bành trướng, gây tranh chấp với một số quốc gia Đông Nam Á trên khu vực biển Đông thì có lẽ việc đầu tiên chúng ta nên làm đó là hãy hợp nhất các nước Đông Nam Á để có thể đối phó với đất nước Trung Quốc đầy tham lam kia được.
Những tưởng Đông Nam Á, sẽ có cùng chí hướng, trở nên một khối thống nhất. Lúc ấy việc đối phó với Trung Quốc sẽ trở nên dễ dàng hơn, vậy mà người anh em của chúng ta, một thành viên của ASEAN, đất nước Malaysia dường như lại ngả về phía Trung Quốc, kêu gọi hợp tác ở biển Đông.
Trước đây, thủ tưởng Malaysia Najib Razak đã ngả về phía Bắc Kinh khi kêu gọi các bên tranh chấp ở biển Đông cùng nhau hợp tác khai thác tài nguyên để tránh xung đột và ngăn chặn sự can dự của những quốc gia ngoài khu vực.
-elsw30HKzv4/Ujx8H7Ln_SI/AAAAAAAAD2g/1-UB51Kkn6E/s1600/thu+tuong+malaysia.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: auto; margin-right: auto;"> |
Thủ tướng Malaysia Najib Razak |
Theo ông Najib, ông đồng ý với việc chia sẻ thịnh vượng, thay vì để nó chia rẽ chúng ta, thích hợp hơn nhiều so với những giải pháp khác. Ông cho rằng việc tranh giành dầu khí và ngư trường ở biển Đông dã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh khu vực cũng như giao thông đường hàng hải quan trọng qua biển Đông này.
Ông Najib còn nói một bộ quy tắc ứng xử cho các hoạt động tại vùng biển sẽ là khởi đầu tốt dẹp cho việc ngăn chặn căng thẳng leo thang. Ông này cũng cảnh báo rằng việc lôi kéo các nước ngoài khu vực có thể làm tăng thêm một tầng phức tạp cho tranh chấp.
Việc ông Najib kêu gọi các bên tranh chấp ở biển Đông cùng nhau hợp tác khai thác tài nguyên để tránh xung đột đã có rất nhiều ý kiến trái triều. Thử hỏi, với một quốc gia đầy tham vọng như Trung Quốc, giả sử chúng ta nhân nhượng cho chúng cùng khai thác tài nguyên trên biển Đông, thì khi mà chúng đã khai thác cạn kiệt tài nguyên trên khu vực này thì điểm ngắm tiếp theo của chúng sẽ là nơi nào, liệu chúng có để cho chúng ta yên không?
Chúng ta ủng hộ hòa bình, nhưng chúng ta không vì thế mà để chủ quyền của mình rơi vào tay kẻ khác được. Hi vọng rằng, các nước ASEAN sẽ sớm có được cái nhìn thống nhất, để cùng đoàn kết, hợp tác thành một khối vững mạnh, để đối phó với sự ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, đem lại sự bình yên cho các quốc gia trong khu vực cũng như các quốc gia khác có liên quan.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét