[Mực tàu] - Chúng ta hãy quay ngược thời gian để về những năm 1975 - 1985, sau khi giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước. Cuộc kháng chiến cứu quốc trường kỳ đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Trước tình hình đó nhiệm vụ quan trọng của nước ta là nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trải qua các kỳ Đại hội, đặc biệt là Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986), cách mạng nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, đó là: hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước; nhanh chóng khôi phục được nền kinh tế quốc dân, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ; làm tốt nhiệm vụ quốc tế cao cả trong việc giúp hai nước bạn Lào và Campuchia nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân trong nước; thực hiện đường lối mở cửa đa phướng hóa các quan hệ với các nước trên thế giới.
Trong những tháng năm gian khổ đó, rất nhiều các thế lực thù địch lợi dụng để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam . Chúng tìm đủ mọi cách và dở nhiều chiêu trò khác nhau, chúng tung hầu bao để dụ dỗ, mua chuộc cán bộ của Việt Nam . Trước hoàn cảnh đó, một số cán bộ, đảng viên có sức “đề kháng” kém đã nhanh chóng tiếp tay cho bọn phản động, quay lưng lại với tổ quốc và nhân dân Việt Nam .
Được sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài, bọn phản động trong và ngoài nước phủ nhận một cách trắng trợn trước những thành quả to lớn của công cuộc đổi mới của Việt Nam .
Thời gian qua, trang <://kinhdotruyen.com/">http://kinhdotruyen.com, có đăng lời nhà xuất bản do một người tên Bùi Tín viết. Đọc đoạn đầu của bài viết, nhà xuất bản nói về những lời “bộc trực, thẳng thắn” của Bùi Tín. Nhưng càng đọc, độc giả lại càng cảm thấy không hề “tín” một chút nào. Tháng 11/1990, Bùi Tín được đài phát thanh BBC của Anh phỏng vấn. Thực ra là vì cái gọi là “Kiến nghị của một công dân” (<://baovecovang2012.wordpress.com/">http://baovecovang2012.wordpress.com) của ông Tín mà thôi! Cái mà Tín gọi là “kiến nghị” đã được hẳn BBC phỏng vấn thực chất là vì cái hắn viết “hợp cạ” bè lũ chống đối Nhà nước Việt Nam . Nhân cơ hội đó, mấy tên phản bội tổ quốc Việt Nam khoe trên mạng, cổ súy rằng: “đồng bào trong nước thu băng và phổ biến nơi nhiều thành phố lớn” (<://kinhdotruyen.com/">http://kinhdotruyen.com). Thậm chí, một số kẻ cũng nhân tiện theo kiểu “đục nước béo cò”, “tiền hô hậu không biết thế nào mà ủng” (<://kinhdotruyen.com/">http://kinhdotruyen.com) rồi ti toe lớn tiếng: “cuộc tranh luận về trường hợp ông lại càng sôi nổi” (<://kinhdotruyen.com/">http://kinhdotruyen.com). Đối với Nhà nước Việt Nam thì chẳng có gì sôi nổi cả, Bùi Tín đi ngược lại với lợi ích dân tộc thì xử lý hắn thôi, xử lý hắn một cách đúng đắn. Không dừng lại như vậy, các phương tiện thông tin quảng bá ông Tín là: “người cấp tiến, nhìn trước được những đổ vỡ tương tự như Đông Âu” (<://kinhdotruyen.com/">http://kinhdotruyen.com). Chẳng hiểu thứ báo chí kiểu gì nữa mà lại không có một chút thực tế gì cả! Chính biến ở Đông Âu đã xảy ra cách đó một thời gian khá dài. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhìn nhận sự thật và kịp thời đổi mới, bước đầu đem lại những thành quả nhất định.
Tác giả viết Lời nhà xuất bản trong bài này, tại sao không viết luôn là lời của ông Thành Tín đi! Nếu viết là “lời nhà xuất bản”, tôi lo sợ nhiều độc giả vô tình đọc được lại như tôi mà hiểu lầm đây là lời của một "nhà” xuất bản đấy ? Đáng lẽ ra ông phải thừa nhận là Việt Nam rất tự do về văn hóa chứ! Ông nên tìm hiểu văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Việt Nam . Tôi lại thiết nghĩ rằng vì tự do văn hóa quá mà ông Tín đã từng viết và có những lời nói thiếu “thiện chí” với dân tộc Việt Nam .
Thật là ngớ ngẩn và ngu xuẩn khi lại có sự so sánh khập khiễng giữa một Đảng Cộng sản anh hùng, chính nghĩa với một tổ chức khủng bố Hồi giáo. Tôi nghĩ ông Tín cũng là người có sự hiểu biết nhất định, nhưng không ngờ ông lại sai lầm khi đi so sánh một tổ chức khủng bố Hồi giáo chỉ là nơi trú ẩn của những tên khủng bố, sẵn sàng cướp đi quyền sống của người dân vô tội với một Đảng Cộng sản là ngọn đuốc soi đường cho những người nông dân, công dân đứng lên giành quyền tự do và tự quyết.
Đến đây tôi bỗng nhớ đến một thủ pháp nghệ thuật mà các nhà văn, nhà thơ sử dụng. Mà bật mí rằng, chỉ có nhà thơ, nhà văn nào tinh tế mới dùng thứ thủ pháp nghệ thuật này thôi. Điều này làm tôi băn khoăn về tài năng nghệ thuật của ông Tín. Đó là thủ pháp: “lấy sáng tả tối”. Cứ hiểu là lấy một vật rất nhiều ánh sáng đẹp đẽ đặt cạnh một thứ gì đó rất tối, không có ánh sáng. Mục đích của việc này là để tôn cho cái vật rất sáng kia sáng hơn nữa. Việc ông nhắc đến Đảng Cộng sản khi nói tới tổ chức Hồi giáo cũng tương tự như vậy, chỉ làm cho mọi người càng thấy rõ rằng là Đảng Cộng sản thật nhân văn, tốt đẹp, là nơi tập trung của những con người ưu tú.
Cái “lòng chân thực”của ông Bùi Tín làm tôi đau lòng quá! Bút danh là “Thành Tín” mà sao tôi và có lẽ rất nhiều người thấy ông Thành Tín này không “Thành” và cũng chẳng hề “Tín”. Chắc chắn rằng trong lòng các độc giả đã có một câu trả lời nếu tôi hỏi về tên bút danh cho phù hợp với ông Thành Tín!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét