Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Cần hơn như thế nữa!

[Mực Tàu] - Cả nước đang bước vào thời điểm cuối năm 2013. Dường như trong tâm trí mỗi con người Việt Nam đều đã xuất hiện những hình ảnh mang dư vị của ngày tết truyền thống của dân tộc được quây quần bên gia đình. Những người con đi làm ăn xa, cả năm bươn trải chỉ mong đến Tết để được về với gia đình, những người lính khoác trên mình nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc lại mong chờ những ngày phép để được về thăm người thân. Tết Nguyên Đán, cái Tết truyền thống của dân tộc tộc Việt, cái Tết làm cho con người trỏ lên gần gũi nhau hơn, Tết Nguyên Đán - Tết của sự yêu thương.

Thời gian cuối năm, có vẻ như mọi thứ trở lên gấp gáp hơn, con người khẩn trương hoàn thành những công việc, nhiệm vụ trong năm. Và tiết trời lạnh giá dường như cũng đang như thúc giục con người vội vã hơn.

Những ngày tháng cuối năm, chúng ta tự ngẫm về những sự kiện xảy ra trong năm qua. Đó là một năm đầy biến động của đất nước trên nhiều lĩnh vực của tất cả các mặt trong đời  sống xã hội. Có lẽ điều rất nhiều người còn băn khoăn đó là trong xã hội còn có rất nhiều những mảnh đời còn cơ cực. Họ là những người lao động nghèo, không có nghề nghiệp, phải bỏ quê hương “tha phương cầu thực”. Họ còn là những người nông dân phải một nắng hai sương, vất vả quanh năm mà vẫn chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình.

 Qua một số lần được đi “mục sở thị” tại một số vùng quê. Bản thân tác giả nhận thấy rằng, trong rất nhiều năm qua xảy ra một tình trạng “lợn, gà ăn sổ đỏ” của người dân. Hỏi người nông dân thêm về vấn đề này, tôi được biết rằng, người nông dân đầu tư vào chăn nuôi. Số tiền người nông dân chỉ có đủ để mua con giống, họ mong chờ sau này bán sản phẩm của mình để “lấy công làm lãi”. Nhưng thực tế, đầu ra cho sản phẩm là thành quả mà họ vất vả có được vẫn không được đền đáp xứng đáng. Vì họ còn phải bỏ tiền để mua thuốc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, hơn thế nữa đầu ra của sản phẩm được mua với giá rất thấp. Người nông dân phải “cắm” sổ đỏ ở Ngân hàng để lấy tiền trả nợ tiền cám, tiền con giống. Đó chính là “lợn, gà ăn sổ đỏ” mà người nông dân thường than thở!

Nói về những người lao động phổ thông trong xã hội hiện nay, phần lớn họ không được lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân bởi họ hầu hết đều không có bằng cấp. Họ làm bất cứ việc gì, kể cả nặng nhọc, vất vả, thậm chí họ phải đánh cược cả tính mạng của mình để mưu sinh, kiếm tiền nuôi gia đình. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc con người tìm đến sự nghỉ ngơi để chuẩn bị sức khỏe cho một ngày làm việc mới. Thế nhưng vẫn rất nhiều người lao động coi ban đêm là thời gian để họ kiếm thêm tiền để lo toan cho cuộc sống mưu sinh vốn dĩ đã rất cực khổ.
                                         

                                                        Những cảnh thường gặp ở chợ Đồng Xuân

Xã hội luôn có những mặt đối lập, có người giàu và người nghèo, không ai giống ai. Nhưng chúng ta sống chung trong một cộng đồng, là những con người mới, tiến bộ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Nhưng để giải quyết triệt để được vấn đề thì Nhà nước cần có những chính sách để hỗ trợ người nghèo để họ vượt qua khó khăn. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách hỗ trợ cho những hộ gia đình thuộc diện nghèo về vốn, hỗ trợ cả về vật chất cho người nghèo có cái tết trọn vẹn. Đó là chủ trương, chính sách hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương, chính sách này rất cần sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng, những doanh nhân thành đạt. Đây là những động lực quan trọng để giúp cho những người dân nghèo được ấm áp hơn trong cái Tết Nguyên Đán.

Vừa qua, một sự việc được rất nhiều người thuộc rất nhiều tầng trong xã hội biết tới đó là “Câu chuyện đám cưới con trai Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng được tổ chức ngắn gọn, không bia rượu”. 


Đây là một cau chuyện được rất nhiều người dân ủng hộ, đồng tình. Hẳn trong mỗi chúng ta đều đã từng được đọc trên báo về  những đám cưới được tổ chức long trọng, tốn bạc tỉ. Thế nhưng, câu chuyện đám cưới con trai Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng được tổ chức ngắn gọn, không rượu bia là thể hiện sự tiết kiệm trong chi tiêu. Người cán bộ phải thực hiện tiết kiệm không những trong sinh hoạt của cơ quan,  tập thể mà còn phải tiết kiệm trong chi tiêu ngay tại gia đình. Bởi ở đâu đó vẫn có rất nhiều người dân đang cơ cực lao động kiến sống qua ngày, người nông dân vẫn nghèo khổ dù họ rất chịu thương chịu khó. Chúng ta cần hơn nữa những việc làm như trên! Đó là một cử chỉ đẹp thể hiện tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. Chúng ta mong rằng những người lao động nghèo có cuộc sống bớt cơ cục hơn và thấy người nông dân mỉm cười nhiều hơn sau những vụ mùa bội thu. 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét