[Mực tàu] - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là kết quả của sự hợp nhất ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (17/6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (11/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (01/01/1930).
-o8Ruh1x-vX4/Uqfmn05CfrI/AAAAAAAAAQw/NKOQb0PTFCY/s1600/1368604919.7876.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng rỏ rằng: Giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thanh, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đó cũng là cột mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm. Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng Mac- Lênin chân chính với đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo là cơ sở lý luận vững chắc đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc phát triển đất nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố thành lập là một thách thức lớn đối với chế độ thực dân, đe doạ nghiêm trọng đến nền cai trị của chế độ thực dân mấy chục năm qua trên đất nước ta. Từ khi Đảng ta ra đời cũng như trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chưa bao giờ các thế lực thù địch từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, nhằm gạt bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới lật đổ chính quyền cách mạng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Việc Quốc hội quyết định lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một cơ hội không thể bỏ lỡ để các lực lượng chống đối lớn tiếng đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với mưu đồ xuyên tạc Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số phần tử chống đối lập luận rằng, Hiến pháp các năm 1946 và 1959 không có điều nào quy định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng Đảng “vẫn lãnh đạo nhân dân đánh thắng thực dân đế quốc xâm lược và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thì cũng không nhất thiết phải xác nhận lại vai trò lãnh đạo của Đảng như trong Hiến pháp hiện tại”(!). Lập luận này là lập lờ, thiếu toàn diện, không có quan điểm lịch sử cụ thể. Sở dĩ Hiến pháp năm 1946 không có quy định vai trò lãnh đạo của Đảng, vì trước đó ngày 11-11-1945, thời điểm lịch sử do tình thế đặc biệt của cách mạng, Đảng ta đã ra tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo.
Trong những năm thập niên 50 của thế kỷ XX, đế quốc Mỹ nhảy vào can thiệp miền Nam, đất nước ta bị chia cắt, Đảng bộ miền Nam cũng chưa ra hoạt động công khai vì bộ luật 10-59 của ngụy quyền Sài Gòn nhằm “tiêu diệt Cộng sản” cực kỳ hà khắc, man rợ. Vì vậy, Hiến pháp năm 1959 cũng chưa thể đề cập nhiều đến vai trò lãnh đạo của Đảng. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, dân tộc ta có chung một bản Hiến pháp mới, trong đó khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này là tất yếu khách quan, phù hợp với yêu cầu lịch sử, nhiệm vụ cách mạng mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và thực hiện đúng cơ chế vận hành “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Kế thừa tinh thần Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: "1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội"; "2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”; "3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Bên cạnh đó trong quá trình lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng có một số ý kiến yêu cầu phải thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” vì như vậy mới bảo đảm dân chủ. Ủy ban DTSĐHP nhận thấy, về lý luận, dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, không phải có đa nguyên là có dân chủ. Dân chủ là quyền của nhân dân tự mình quyết định hoặc tham gia với Nhà nước quyết định với những vấn đề nhất định. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức chính trị - nhà nước. Nó thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính Nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ dân chủ. Vì vậy, không ai khẳng định là nhiều đảng sẽ tốt hơn một đảng.
Mặt khác, về thực tiễn, ở Việt Nam không có tiền đề cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Bởi vì, ở nước ta chỉ có một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng ta luôn là Đảng của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn mang tính lịch sử và phù hợp với thực tế, hoàn cảnh xã hội nước ta. Điều đó được thể hiện và được đảm bảo trong đạo luật cơ bản của Nhà nước là Hiến pháp. Trên thế giới, tuy có nhiều nước tuyên bố theo chế độ đa đảng chính trị, nhưng thực chất vẫn chỉ là đảng đại diện cho một lực lượng xã hội duy nhất là giai cấp tư sản, mặc dù các đảng này có thể có các tên gọi khác nhau. Các đảng thay nhau lãnh đạo đất nước, cùng bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp tư sản. Tuy thế, giữa các đảng phái này cũng luôn có sự tranh chấp quyền lợi với nhau (thực chất là sự tranh chấp giữa các nhóm lợi ích, giữa quyền lợi của các nhóm tư bản trong từng ngành, từng lĩnh vực) và điều này thường dẫn đến tình trạng bất ổn về chính trị trong nội bộ đất nước, cản trở sự phát triển chung của xã hội.
Do vậy, dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế một đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào cũng như cách thức vận hành cụ thể của bộ máy nhà nước trong từng xã hội”.
Và thực tế trong 83 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam dành được những thắng lợi vĩ đại, có tính lịch sử.
- Trước hết, phải kể đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Chỉ sau 15 năm từ khi tuyên bố thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, đây là một thành công lớn mà chưa từng có một Đảng nào trên thế giới làm được. Và đặc biệt thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Là động lực mạnh mẽ cho nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới đứng lên đánh đuổi thực dân giành lại chính quyền.
- Tiếp theo đà thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành chiến thắng oanh liệt các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Sau khi lãnh đạo hoàn thành sứ mệnh thống nhất Tổ quốc, Đảng Cộng sản tiếp tục lãnh đạo đất nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu; từ một nước đói nghèo, đất nước ta đã vươn lên đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực; kinh tế xã hội phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng cao, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động như hiện nay. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là vô cùng quan trọng. Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất đủ sức lãnh đạo và đưa con thuyền Việt Nam tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Với những thắng lợi đã giành được của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng làm cho chúng ta thêm tự hào về dân tộc Việt Nam – một dân tộc anh hùng, thông minh và sáng tạo; tự hào về Đảng ta – Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã một lòng một dạ chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét