Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những bước ngoặt lịch sử

Tác giả : Vân Thanh

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là một mốc son lịch sử đánh dấu bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, đưa cuộc đấu tranh của dân tộc vào thời kỳ phát triển mới. Hơn 80 năm qua, mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với vai trò của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trước các nhiệm vụ lịch sử, Đảng và Bác Hồ đã kịp thời xác định đúng đắn, sáng tạo đường lối, chiến lược, sách lược đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 

Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những bước ngoặt lịch sử



1. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, xác định đúng đắn đường lối cách mạng, đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên mới của độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Trước năm 1930 khi chưa có Đảng, đất nước ta chìm đắm dưới ách thống trị, áp bức hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân Pháp và hàng trăm năm của chế độ phong kiến thối nát. Chỉ có phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cách mạng, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội là giành được những thắng lợi vẻ vang.
Sự lựa chọn đúng đắn con đường cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Ngay từ những năm đầu thập niên 20, thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có sự lựa chọn đúng đắn khẳng định con đường đi đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam: "không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Trải qua thực tiễn cuộc sống, hoạt động cách mạng phong phú và tiếp thu chân lý khoa học, Người đã đi đến kết luận chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc.
 2. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bám sát thực tiễn cách mạng, phân tích sâu sắc thời cuộc, nắm vững mâu thuẫn cơ bản, thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu trong mỗi thời kỳ, xác định đúng đắn những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng ta đã xác định rõ mối quan hệ khăng khít giữa các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam độc lập dân tộc, dân chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 
Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Namđã trải qua những chặng đường đấu tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân là nguồn gốc sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
3. Đảng luôn nhạy bén, bám sát tình hình thời cuộc để xác định đúng đắn nhiệm vụ, phương pháp cách mạng phù hợp đưa đất nước tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn. Trong thực tiễn, Đảng luôn kết hợp chặt chẽ giữa kiên trì chuẩn bị lực lượng với nắm vững thời cơ, khi thời cơ đến đã biết chớp lấy, kịp thời tổ chức, động viên nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành thắng lợi. Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng (10/5 - 19/5/1941) đã có quyết định chuyển hướng chiến lược đấu tranh cách mạng kịp thời thành lập Mặt trận Việt minh, ra lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn kết, đứng lên chống phát-xít, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Sau khi phát-xít Đức, Ý bại trận, phát-xít Nhật sửa soạn đầu hàng (7/1945),  Hồ Chí Minh vẫn rất sáng suốt nhận định thời cơ cách mạng đang đến gần và nhắc nhở các đồng chí Trung ương: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".
 Sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng miền Namvẫn tạm thời bị Mỹ, ngụy chiếm đóng. Trên cơ sở phân tích tình hình, nhận thức rõ những mâu thuẫn khác nhau ở mỗi miền Nam, Bắc, Đảng và Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là vừa tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành triệt để cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, hoàn thành mục tiêu giải phóng dân tộc trong cả nước, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội. Điều đáng chú ý là cả hai cuộc cách mạng đó đều được xác định nằm trong quỹ đạo cách mạng vô sản và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước không được phép lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng chiến lược xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.
4. Đảng luôn nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trải nghiệm thực tiễn để có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo làm nên những bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước chồng chất khó khăn càng làm nổi bật những thành tựu đạt được sau 25 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, khẳng định lý tưởng cộng sản cao đẹp, sức sống bền vững của chủ nghĩa xã hội hiện thực và tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đất nước có hoà bình, thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhưng với mô hình và kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa áp dụng vào Việt Nam đã nhanh chóng bộc lộ khuyết tật, sai lầm của nó. Nhưng sau mỗi sai lầm, vấp ngã, Đảng đã dũng cảm "nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật", kiên quyết sửa chữa, kịp thời tổng kết rút ra những bài học từ những thành công và cả những sai lầm, thất bại, kiên trì sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai mươi lăm năm qua với bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức cao đẹp của một Đảng cách mạng cầm quyền dày dạn kinh nghiệm, luôn biết tự đổi mới, tự chỉnh đốn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước vươn lên giành nhiều thắng lợi mới. Mô hình, mục tiêu và con đường, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn. Mặc dù cách mạng còn nhiều khó khăn, lâu dài nhưng nhất định thắng lợi. Bởi đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam phù hợp với quy luật tiến hoá của lịch sử nhân loại. 
Ngay từ đầu, Đảng đã xác định rõ khâu đột phá của sự nghiệp đổi mới là đổi mới tư duy nhưng trọng tâm lại là đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế kết hợp với đổi mới chính trị làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, quyết tâm xây dựng một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa.
 Để tiếp tục tạo cơ sở vững chắc trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong những năm tới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định rõ 8 phương hướng cơ bản để toàn Đảng, toàn dân ta quán triệt và thực hiện: Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Với những phương hướng cơ bản trên, chắc chắn trong thời gian tới, Đảng ta sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước tiến lên không ngừng, đạt được nhiều thắng lợi to lớn hơn trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.



Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻ-Nhân dân-QĐND-VNCH

Lòng yêu nước nhìn từ hiện tại


Tác giả : Vân Thanh

Lòng yêu nước khơi nguồn từ cuộc sống, tình yêu gia đình, yêu quê hương, làng xóm… là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Lòng yêu nước đã tạo nên khí phách kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trước mọi hiểm họa xâm lăng và đồng hóa. Mỗi khi đất nước lâm nguy, lòng yêu nước như được nhân lên, kết thành khối vững chắc tạo nên sức mạnh vô song. Do vậy, lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng gắn với niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là phẩm giá Việt Namcần được bảo vệ, phát huy và cũng tránh bị ngộ nhận, lợi dụng.

Lòng yêu nước nhìn từ hiện tại

Lòng yêu nước khơi nguồn từ cuộc sống
1. Mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua không ít thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã làm nên những chiến công hiển hách, vượt qua những khoảng lặng gian lao. Khi lòng yêu nước rực cháy trong mỗi người dân, lớp lớp cha anh kế tiếp nhau đã đập tan mọi cuồng vọng của quân xâm lược trong suốt chiều dài lịch sử, bảo vệ nền văn hóa và quyền tự chủ. Đây chính là điều kỳ diệu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là yếu tố cốt lõi chi phối đời sống tinh thần, là nền tảng tạo nên tâm hồn, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam. 
Lòng yêu nước Việt Nammang khí phách, tâm hồn dân tộc với ý chí kiên cường và tư tưởng nhân văn sâu sắc. Lịch sử dân tộc cũng đã trải qua những khúc quanh đau đớn. Khi lòng dân chia lìa cũng là lúc đất nước lâm nguy, ngoại bang đô hộ, trăm họ lầm than. Nền tự chủ của dân tộc được tạo dựng bằng máu và nước mắt của lớp lớp người Việt. Do vậy, dân tộc Việt Namhiểu hơn ai hết giá trị của độc lập, hòa bình… Những bài học về bang giao của cha ông còn nguyên giá trị đối với chúng ta hôm nay.
2. Ngày nay, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, đất nước ta đã, đang phải đối mặt với những thách thức mới, những hiểm họa mới. "Biên giới mềm", "quyền lực mềm" không còn là một khái niệm được nói đến trong chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... mà đã trở thành chiến lược của nhiều quốc gia với những bước triển khai cụ thể. Chưa kể, hội nhập sâu rộng cùng thế giới, Việt Nam sẽ phải chấp nhận những "luật chơi" khắc nghiệt trong bối cảnh tiềm lực chưa đủ mạnh để khống chế, gạt bỏ hệ lụy khi cánh cửa thị trường trong nước ngày càng mở rộng. Nguy cơ đang hiện hữu, lòng yêu nước cần được đặt ra những nội hàm và cách thức thể hiện mới.
Xâm nhập bằng văn hóa, chiếm lĩnh thị trường bằng hàng hóa, đẩy những phân khúc tạo giá trị thấp và công nghệ lạc hậu, ô nhiễm sang các quốc gia kém phát triển chính là những yếu tố của biên giới "mềm". Trong khi hội nhập quốc tế, chúng ta đã phải đối mặt với một thực tế nghiệt ngã từ những cái tưởng như bình thường như thời trang Hàn Quốc, lối sống phương Tây… Sự xa hoa, sính ngoại, tư duy hưởng thụ, “sống gấp” đang hằng ngày tác động, chi phối đời sống tinh thần của người Việt, đặc biệt là giới trẻ. Văn hóa truyền thống đang bị cuốn trong những cơn bão táp du nhập và chúng ta phải trực diện với một thực tế là những giá trị đã từng làm nên phẩm giá Việt Namđang bị pha loãng trong lối sống thực dụng, vô cảm. Doanh nghiệp nước ngoài tràn vào khai thác các nguồn lực, hàng hóa nước ngoài ầm ập đổ vào các ngõ ngách của thị trường, muốn biến Việt Nam trở thành "công xưởng", thành "mảnh đất vàng" để sinh lợi. Khi đã chấp nhận tham gia vào chuỗi thị trường toàn cầu, Việt Namsẽ phải mở cửa rộng hơn. Với tiềm lực, trình độ công nghệ, khả năng quản lý và hoạch định chính sách của các doanh nghiệp hiện nay, nguy cơ không thể đối đầu với những tập đoàn đa quốc gia ngay trên sân nhà đã hiện hữu. Một cánh én không thể làm nên mùa xuân. Sự kết nối để quy tụ nguồn lực và sức sáng tạo của chính cộng đồng doanh nhân sẽ làm nên sức mạnh để đàn chim Việt bay cao, bay xa. 
Người Việt Nam có quyền đòi hỏi chất lượng hàng hóa trong nước phải tốt, giá thành phải hợp lý, nhưng cũng cần có ý thức để kích thích nền sản xuất. Góp sức cho doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh cũng là chung tay xây dựng nền tự cường dân tộc, và đó là một cách yêu nước. Lòng yêu nước Việt Nam cần được thể hiện cao độ bằng sức sáng tạo, bằng mỗi việc làm trên tinh thần vì dân tộc, vì cộng đồng. Thách thức phía trước, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo trong từng bước đi, từng hành động để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Việt Nam, tránh được những hệ lụy xã hội, và xây dựng một nền kinh tế hùng mạnh, tự chủ đủ sức vượt qua được rủi ro và hệ lụy từ phía ngoài. 
3. Yêu nước, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, trong suy nghĩ và hành động. Mỗi người Việt Nam dù ở vị trí nào, ở bất cứ đâu hãy cố gắng cân nhắc lợi - hại, đúng - sai, giữ nhiệt huyết nhưng phải tỉnh táo để không suy nghĩ ích kỷ và tự mãn. Lòng yêu nước chân chính khác xa với sự mù quáng.
 Trước những vấn đề nhạy cảm và phức tạp liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, thời gian gần đây, lòng yêu nước và ý thức dân tộc đã trỗi dậy mạnh mẽ trong mỗi người dân nước Việt. Nhiều nhân sĩ, trí thức đã kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhiều ý kiến tâm huyết để bảo vệ và phát triển đất nước. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những tài liệu lịch sử quan trọng giúp người dân Việt Nam và bạn bè thế giới hiểu rõ hơn chủ quyền quốc gia của chúng ta trên Biển Đông. Tại các diễn đàn quốc tế, nhiều nước trên thế giới đã đứng về phía Việt Nam tôn trọng sự thật, chân lý trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. 
Mỗi người Việt Nam hãy gạt bỏ những định kiến cá nhân, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, đồng thời nhận thức đúng xu thế tất yếu khách quan của thời đại.
 
Chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước của mình bằng tình cảm nhiệt huyết nhưng tỉnh táo, quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, không để bị lạm dụng, bị lôi kéo vào những bè phái, tổ chức nhân danh lòng yêu nước nhưng thực chất là gây tổn hại tới sức mạnh và lợi ích đất nước, tiếp tay cho những âm mưu kêu gào yêu nước bằng máu xương của người khác… Tôn trọng hòa hiếu, gìn giữ hòa bình và cũng sẵn sàng đập tan mọi ý đồ xâm lăng, chia rẽ dân tộc là những đúc kết từ mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc và còn nguyên giá trị đối với đất nước và con người Việt Nam hôm nay. Mỗi người dân nước Việt hãy kết thành khối vững chắc, thống nhất trong tư duy và hành động, phát huy lòng yêu nước, tính sáng tạo bằng mỗi việc làm cụ thể có lợi cho chính mình, cho cộng đồng, có ích cho đất nước. Lòng yêu nước chân chính trên tinh thần yêu chuộng hòa bình, sự tôn trọng lẫn nhau dựa trên các giá trị mang tính chuẩn mực quốc tế sẽ giúp mỗi quốc gia, mỗi dân tộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời bảo đảm hòa bình và sự hưng thịnh của các quốc gia và của toàn nhân loại trong một thế giới toàn cầu hóa… Trên bất kỳ phương diện nào, thời kỳ lịch sử nào thì lòng yêu nước phải là một giá trị văn hóa sâu sắc, phù hợp với đạo lý, văn minh chứ không thể là sự ngộ nhận, lạm dụng để đánh bóng hoặc bị lợi dụng!




Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻ-Nhân dân-QĐND-VNCH

Góp ý sửa đổi Hiến pháp cần có cái tâm



Tác giả : Hà Sơn

Hiến pháp là ngôi nhà chung bảo vệ nhân dân. Ngôi nhà có thể giúp con người che mưa, che nắng, giúp cho ta có cuôc sống thêm phần êm ấm. Hiến pháp cũng vậy, Hiến pháp sinh ra là để theo sát và bảo vệ nhân dân. Chính vì vậy, góp ý và xây dựng Hiến pháp thì bước đầu tiên là phải xuất phát từ cái tâm của mình, cái tâm của người góp ý, xây dựng có sáng thì Hiến pháp được xây dựng mới xứng đáng là ngôi nhà bảo vệ nhân dân; ngược lại, cái tâm trong người góp ý mà đen tối thì Hiến pháp được xây lên cũng chẳng khác nào một ngôi nhà dột nát.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp cần có cái "tâm"

Góp ý sửa đổi Hiến pháp cần có cái "tâm"
Ai cũng có quyền tham gia sửa đổi Hiến pháp nhưng điều quan trọng là ý kiến góp ý đó như thế nào? Liệu ý kiến đó đã nghĩ cho toàn dân, cho đất nước hay chưa, hay chỉ nghĩ cho một cá nhân, một bộ phận nhất định nào đó? Việc sửa đổi Hiến pháp đa số các ý kiến đóng góp của nhân dân đều xuất phát từ cái tâm trong sáng, từ ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước. Tuy nhiên cũng không ít kẻ đang lợi dụng “cơ hội” sửa đổi Hiến pháp để đưa ra những luận điệu gọi là góp ý nhưng thực chất là muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta, Nhà nước ta, đi ngược lại với sự phát triển của đât nước. Những kẻ biến thái, những phần tử cơ hội, cực đoan hay những kẻ “nợ máu” của dân tộc không có luận điều gì xa lạ ngoài mấy luận điệu suốt ngày dựa vào cái “dân chủ quá trớn” để đòi phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đòi nước ta chuyển sang đa nguyên đa đảng; đòi tam quyền phân lập; đòi phi chính trị quân đội… những luận điệu trên của chúng có thực sự xuất phát từ sự mong muốn đất nước phát triển? Hay đó là cái tâm đen tối của chúng, hay đó là hành động của những kẻ suy thoái và cuối cùng là vì cái lợi ích riêng của chúng?
Chúng luôn muốn xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp của nước ta, tức là luôn muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam. Tuy nhiên chúng đã quên hay nhắm mắt để quên đi sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp thực sự là một điều sai lầm. Ai còn nhớ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào? Khi đât nước đang lầm than, chịu cảnh nô lệ, không một Đảng nào đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vậy là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời để đảm nhận sứ mệnh lịch sử đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa non sông đất nước thu về một mối; suốt hơn 80 năm qua Đảng vẫn luôn miệt mài, kiên trì xây dựng đất nước độc lập tự chủ; Đảng luôn cho thấy mình là người công bộc thực sự của nhân dân, trong Điều lệ Đảng cũng đã ghi: Ngoài lợi ích của nhân dân thì Đảng không còn lợi ích nào khác. Đảng là đại diện cho ý chí cho toàn dân, lấy dân làm gốc. Hà cớ gì lại đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng khi Đảng đang hết lòng vì nước vì dân? Xét cho cùng không thể bỏ Điều 4 Hiến pháp.
Đa nguyên đa đảng? Một nhà nước như đất nước ta mà nhiều đảng lãnh đạo, cùng “tranh quyền đoạt vị” có nên không, một nhà nước cũng như một mái nhà, người lãnh đạo là những viên ngói, một mái nhà mà dùng nhiều loại ngói khác nhau thì chắc chắn ít nhiều mái nhà đó cũng sẽ dột nát mà thôi. Ai dám đảm bảo khi nhiều đảng đứng lên tranh cầm quyền, an ninh đất nước được đảm bảo? Ai đảm bảo đất nước ta thống nhất ý chí cùng một lòng khi có quá nhiều đường đi khác nhau? Nên nhớ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta luôn được thế giới đánh giá là một đất nước an ninh ổn định bậc nhất. Đa đảng rồi liệu có đảng nào đứng ra bảo vệ lợi ích cho toàn dân hay chỉ đứng ra bảo vệ lợi ích cho cá nhân mình. Bảo vệ lợi ích chung cho toàn dân Việt Nam chỉ có thể Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong tình hình đất nước ta hiện nay, đa nguyên đa đảng chỉ làm cho những kẻ cơ hội lợi dụng thao túng đất nước, chỉ tổn làm cho những kẻ “dân chủ quá trớn” ngang nhiên lộng hành làm rối ren đất nước mà thôi.
Lực lượng vũ trang của ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đảng ta cũng là đảng của nhân dân, lợi ích của nhân dân cũng chính là lợi ích của đảng. Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, tức là khi đó lực lượng vũ trang đứng ngoài đảng, liệu còn có sự thống nhất giữa ý chí và hành động? Đảng và lực lượng vũ trang đều cùng chung mục đích, chung lý tưởng lẽ nào lại tách biệt nhau? Hãy nhìn các nước trên thê giới khi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang ra sao? Ít nhiều đều có xung đột và cuối cùng thì những đất nước đó cùng có chung đặc điểm là tình hình bất ổn định. Việt Nam chúng ta còn nghèo nhưng điều tạo nên sức mạnh quân sự Việt Nam không phải vì chúng ta có vũ khí hiện đại mà bởi vì đất nước ta trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí. Cơ sở nào để lực lượng vũ trang phi chính trị hóa. Một khi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang thì đó là điều kiện thuận lợi cho các thế lực tấn công, chia rẽ nội bộ giữa nhân dân, Đảng và lực lượng vũ trang, và đây cũng là sự bất lợi đối với an ninh quốc gia Việt Nam chúng ta.
Thế mới biết việc góp ý sửa đổi Hiến pháp phải cần có chữ tâm trong sáng. Một ý kiến sai lầm sẽ là điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch, phần tử cơ hội lợi dụng tấn công. Tóm lại đối với đất nước ta hiện nay sửa đổi Hiến pháp là cần thiết, nhưng cái tâm trong sáng của người tham gia ý kiến sửa đổi Hiến pháp luôn ý thức được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản gắn liền với vận mệnh của đất nước.



Theo Blog Tiếng nói của dân

Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Góp ý sửa đổi Hiến pháp cần có cái "tâm"


Tác giả : Hà Sơn

Hiến pháp là ngôi nhà chung bảo vệ nhân dân. Ngôi nhà có thể giúp con người che mưa, che nắng, giúp cho ta có cuôc sống thêm phần êm ấm. Hiến pháp cũng vậy, Hiến pháp sinh ra là để theo sát và bảo vệ nhân dân. Chính vì vậy, góp ý và xây dựng Hiến pháp thì bước đầu tiên là phải xuất phát từ cái tâm của mình, cái tâm của người góp ý, xây dựng có sáng thì Hiến pháp được xây dựng mới xứng đáng là ngôi nhà bảo vệ nhân dân; ngược lại, cái tâm trong người góp ý mà đen tối thì Hiến pháp được xây lên cũng chẳng khác nào một ngôi nhà dột nát.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp cần có cái "tâm"

Góp ý sửa đổi Hiến pháp cần có cái "tâm"
Ai cũng có quyền tham gia sửa đổi Hiến pháp nhưng điều quan trọng là ý kiến góp ý đó như thế nào? Liệu ý kiến đó đã nghĩ cho toàn dân, cho đất nước hay chưa, hay chỉ nghĩ cho một cá nhân, một bộ phận nhất định nào đó? Việc sửa đổi Hiến pháp đa số các ý kiến đóng góp của nhân dân đều xuất phát từ cái tâm trong sáng, từ ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước. Tuy nhiên cũng không ít kẻ đang lợi dụng “cơ hội” sửa đổi Hiến pháp để đưa ra những luận điệu gọi là góp ý nhưng thực chất là muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta, Nhà nước ta, đi ngược lại với sự phát triển của đât nước. Những kẻ biến thái, những phần tử cơ hội, cực đoan hay những kẻ “nợ máu” của dân tộc không có luận điều gì xa lạ ngoài mấy luận điệu suốt ngày dựa vào cái “dân chủ quá trớn” để đòi phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đòi nước ta chuyển sang đa nguyên đa đảng; đòi tam quyền phân lập; đòi phi chính trị quân đội… những luận điệu trên của chúng có thực sự xuất phát từ sự mong muốn đất nước phát triển? Hay đó là cái tâm đen tối của chúng, hay đó là hành động của những kẻ suy thoái và cuối cùng là vì cái lợi ích riêng của chúng?
Chúng luôn muốn xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp của nước ta, tức là luôn muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam. Tuy nhiên chúng đã quên hay nhắm mắt để quên đi sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp thực sự là một điều sai lầm. Ai còn nhớ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào? Khi đât nước đang lầm than, chịu cảnh nô lệ, không một Đảng nào đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vậy là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời để đảm nhận sứ mệnh lịch sử đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa non sông đất nước thu về một mối; suốt hơn 80 năm qua Đảng vẫn luôn miệt mài, kiên trì xây dựng đất nước độc lập tự chủ; Đảng luôn cho thấy mình là người công bộc thực sự của nhân dân, trong Điều lệ Đảng cũng đã ghi: Ngoài lợi ích của nhân dân thì Đảng không còn lợi ích nào khác. Đảng là đại diện cho ý chí cho toàn dân, lấy dân làm gốc. Hà cớ gì lại đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng khi Đảng đang hết lòng vì nước vì dân? Xét cho cùng không thể bỏ Điều 4 Hiến pháp.
Đa nguyên đa đảng? Một nhà nước như đất nước ta mà nhiều đảng lãnh đạo, cùng “tranh quyền đoạt vị” có nên không, một nhà nước cũng như một mái nhà, người lãnh đạo là những viên ngói, một mái nhà mà dùng nhiều loại ngói khác nhau thì chắc chắn ít nhiều mái nhà đó cũng sẽ dột nát mà thôi. Ai dám đảm bảo khi nhiều đảng đứng lên tranh cầm quyền, an ninh đất nước được đảm bảo? Ai đảm bảo đất nước ta thống nhất ý chí cùng một lòng khi có quá nhiều đường đi khác nhau? Nên nhớ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta luôn được thế giới đánh giá là một đất nước an ninh ổn định bậc nhất. Đa đảng rồi liệu có đảng nào đứng ra bảo vệ lợi ích cho toàn dân hay chỉ đứng ra bảo vệ lợi ích cho cá nhân mình. Bảo vệ lợi ích chung cho toàn dân Việt Nam chỉ có thể Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong tình hình đất nước ta hiện nay, đa nguyên đa đảng chỉ làm cho những kẻ cơ hội lợi dụng thao túng đất nước, chỉ tổn làm cho những kẻ “dân chủ quá trớn” ngang nhiên lộng hành làm rối ren đất nước mà thôi.
Lực lượng vũ trang của ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đảng ta cũng là đảng của nhân dân, lợi ích của nhân dân cũng chính là lợi ích của đảng. Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, tức là khi đó lực lượng vũ trang đứng ngoài đảng, liệu còn có sự thống nhất giữa ý chí và hành động? Đảng và lực lượng vũ trang đều cùng chung mục đích, chung lý tưởng lẽ nào lại tách biệt nhau? Hãy nhìn các nước trên thê giới khi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang ra sao? Ít nhiều đều có xung đột và cuối cùng thì những đất nước đó cùng có chung đặc điểm là tình hình bất ổn định. Việt Nam chúng ta còn nghèo nhưng điều tạo nên sức mạnh quân sự Việt Nam không phải vì chúng ta có vũ khí hiện đại mà bởi vì đất nước ta trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí. Cơ sở nào để lực lượng vũ trang phi chính trị hóa. Một khi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang thì đó là điều kiện thuận lợi cho các thế lực tấn công, chia rẽ nội bộ giữa nhân dân, Đảng và lực lượng vũ trang, và đây cũng là sự bất lợi đối với an ninh quốc gia Việt Nam chúng ta.
Thế mới biết việc góp ý sửa đổi Hiến pháp phải cần có chữ tâm trong sáng. Một ý kiến sai lầm sẽ là điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch, phần tử cơ hội lợi dụng tấn công. Tóm lại đối với đất nước ta hiện nay sửa đổi Hiến pháp là cần thiết, nhưng cái tâm trong sáng của người tham gia ý kiến sửa đổi Hiến pháp luôn ý thức được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản gắn liền với vận mệnh của đất nước.



Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻ-Nhân dân-QĐND-VNCH

Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam

Một ngôi nhà được xây dựng bằng đất đỏ Bazan với thiết kế ấn tượng vừa mới ra đời ở khu du lịch hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt. Bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được đắp nổi trên mái nhà.
Dưới đây là một số hình ảnh về ngôi nhà đặc biệt đó :

Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam

Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam

Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam

Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam


 Theo Quê Hương Online



Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻ-Nhân dân-QĐND-VNCH

Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam


Một ngôi nhà được xây dựng bằng đất đỏ Bazan với thiết kế ấn tượng vừa mới ra đời ở khu du lịch hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt. Bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được đắp nổi trên mái nhà.
Dưới đây là một số hình ảnh về ngôi nhà đặc biệt đó :

Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam

Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam

Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam

Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam


 Theo Quê Hương Online



Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Những kỷ lục về biển đảo Việt Nam


Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức công bố 9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo. Nhằm giúp kiều bào ta ở nước ngoài hiểu và tự hào hơn về đất nước, về biển đảo Việt Nam, Quê Hương xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

1. Bãi biển Trà Cổ - Bãi biển dài nhất
Bãi biển Trà Cổ thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm ở cực Đông Bắc của Tổ quốc, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nằm cách trung tâm thành phố Móng Cái 9 km đường bộ, Trà Cổ là rìa bên ngoài của một đảo bồi tự nhiên do tác động của sóng và dòng biển ven bờ tạo thành, nên cảnh quan biển nơi đây rất nên thơ và hấp dẫn.


Bãi biển Trà cổ kéo dài từ Sa Vĩ đến Mũi Ngọc

Bãi biển Trà cổ kéo dài từ Sa Vĩ đến Mũi Ngọc

Bãi biển Trà Cổ là bãi biển dài nhất Việt Nam với chiều dài 17 km, diện tích khoảng 170 hecta cong hình vành khuyên, trải từ Mũi Gót phía Bắc đến Mũi Ngọc ở phía Nam. Bên cạnh đó, Trà Cổ còn là bãi biển đầu tiên trên bản đồ đất nước, gần biên giới nhất, có nhiều địa danh du lịch nhất, nguyên sơ nhất, lãng mạn nhất... Cát ở đây mịn và chặt, khi nước thủy triều rút xuống, bãi cát phẳng, mịn chắc và mượt. Bãi biển thoai thoải, nước biển trong xanh, sạch sẽ, được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
2. Vịnh Hạ Long - Vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất
Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở bờ tây Vịnh Bắc Bộ, diện tích 1.553 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó 95% là các đảo đá vôi. Vịnh Hạ Long là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... cùng với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.


Vịnh Hạ Long - Một trong những Kỳ quan Thế Giới

Vịnh Hạ Long - Một trong những Kỳ quan Thế Giới

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đến năm 2000, Vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản thế giới về các giá trị địa chất, địa mạo và lịch sử văn hóa. Năm 2012, Vịnh Hạ Long vượt qua 440 địa danh trên khắp hành tinh trở thành 1 trong 7 địa danh nhận được lượng phiếu bầu chọn cao nhất tại cuộc bầu chọn 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới do New Open World tổ chức.
3. Tam Giang - Cầu Hai - Đầm phá lớn nhất
Tam Giang - Cầu Hai (thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế) là hệ đầm phá lớn nhất và tiêu biểu nhất của Việt Nam, với diện tích mặt nước rộng 21.600 hecta, chiếm 48,2% tổng số diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ Việt Nam. Về quy mô, Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á và thuộc loại lớn trên thế giới.
Bình minh trên phá Tam Giang – Cầu Hai
Bình minh trên phá Tam Giang – Cầu Hai
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dài 68 km, rộng nhất là 8 km, hẹp nhất là 0,6 km, có độ sâu trung bình 1,5 - 2m và được chia thành ba phần: phía bắc là phá Tam Giang, ở giữa là An Truyền, Thủy Tú và phía nam là đầm Cầu Hai. Vực nước có thể tích trung bình 300 triệu m3, khi có mưa lũ lên đến trên 400 triệu m3. Vực nước đầm phá thông với biển qua hai cửa Tư Hiền (phía nam) và Thuận An (phía bắc). Hai phía đầm phá phát triển các thềm, bãi cao 2-4 m cấu tạo bằng cát, bột cát. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có khoảng 900 loài sinh vật, đặc biệt có 7 loài cỏ biển, 7 loài thực vật ngập mặn, 230 loài cá và 73 loài chim nước.
4. Cát Bà - Quần đảo có nhiều đảo nhất
Quần đảo Cát Bà bao gồm 367 hòn đảo lớn, nhỏ, nằm ở phía Nam Vịnh Hạ Long và ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Quần đảo cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km và cách thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 25 km. Đảo lớn nhất của quần đảo là đảo Cát Bà (còn gọi là đảo Ngọc).
Một góc quần đảo Cát Bà
Một góc quần đảo Cát Bà
Quần đảo Cát Bà có đa dạng sinh học cao, có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO. Ngày 02/12/2004, Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
5. Trường Sa - Quần đảo xa bờ nhất
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, phía đông giáp biển Philippines, phía nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Trung tâm quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 180.000 km2.
Quần đảo Trường Sa nhìn từ trên cao
Quần đảo Trường Sa nhìn từ trên cao
Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, giữa Châu Âu, Châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản, giữa các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải). Trung bình mỗi ngày có từ 250 đến 300 tàu biển các loại đi qua Biển Đông.
6. Cụm đảo Hòn Khoai - Cụm đảo gần xích đạo nhất
Cụm đảo Hòn Khoai thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, gồm năm đảo nhỏ và rất nhỏ: Hòn Khoai, hòn Sao, hòn Gò, hòn Đồi Mồi và hòn Đá Lẻ. Cụm đảo nằm ở vĩ độ thấp nhất so với phần đất liền và nằm giữa biển trên thềm lục địa, nên khí hậu có tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và tính hải dương: nóng quanh năm, nền nhiệt cao (tổng lượng nhiệt trong năm hơn 9000oC với nhiệt độ không khí trung bình năm là 26,7oC) rất ít thay đổi trong ngày và trong năm; lượng mưa khá nhiều (trung bình năm đạt 2078mm) và phân hóa theo hai mùa rõ rệt. Hòn Đá Lẻ thuộc cụm đảo Hòn Khoai, được lấy làm điểm chuẩn của đường cơ sở (điểm A2, tọa độ 8o22’8” độ vĩ Bắc và 104o52’4” độ kinh Đông) dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam (Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ Việt Nam).
Một góc đảo Hòn Khoai
Một góc đảo Hòn Khoai
Với vị trí đặc biệt, cụm đảo Hòn Khoai có tiềm năng phát triển kinh tế biển, đảo với dịch vụ hàng hải, dịch vụ đánh bắt hải sản, nuôi trồng hải sản, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.
7. Phú Quốc - Hòn đảo lớn nhất
Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất trong hệ thống hải đảo của Việt Nam với diện tích 561km2. Đảo Phú Quốc nằm trấn giữ ở phía đông bắc Vịnh Thái Lan, ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Đảo có dạng hình tam giác, chiều theo phương bắc - nam dài 50km, chiều theo phương Đông - Tây dài 27km ở phần bắc đảo, đảo thót hẹp dần về phía nam.
Đảo Phú Quốc với những bãi biển dài, cát trắng mịn màng
Đảo Phú Quốc với những bãi biển dài, cát trắng mịn màng
Đảo Phú Quốc có vị trí tiền tiêu - biên giới, là tiền đồn vững chắc trong bảo vệ quốc phòng - an ninh, là nơi có lợi ích trong phát triển kinh tế cửa khẩu, vùng biên, giao thương quốc tế.
8. Khu bảo tồn biển Nam Yết - Khu bảo tồn biển Việt Nam lớn nhất
Khu bảo tồn biển Nam Yết thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, có tổng diện tích là 35.000 ha, trong đó diện tích biển là 20.000 ha và toàn bộ diện tích đảo rạn san hô Nam Yết 15.000 ha.
Khu bảo tồn biển Nam Yết
Khu bảo tồn biển Nam Yết
Giống như toàn vùng biển Trường Sa, Khu bảo tồn biển Nam Yết là bãi đẻ của nhiều sinh vật biển, gồm cả các loài thú biển; đây cũng là nơi làm tổ của các loài chim và rùa biển. Vùng biển cụm đảo Nam Yết có tầm quan trọng kinh tế đối với nghề đánh bắt hải sản xa bờ. Ngoài ra, nó còn có giá trị pháp lý đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia về mặt lãnh thổ và tài nguyên môi trường.
9. Huyện đảo Lý Sơn - Huyện đảo có mật độ dân số cao nhất
Huyện đảo Lý Sơn là huyện đảo tiền tiêu nằm ở ngoài khơi vùng biển tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 45km về phía Đông Bắc, cách cảng nước sâu Dung Quất 36km về phía Đông. Huyện đảo bao gồm đảo Lý Sơn (còn gọi là Cù Lao Ré hoặc đảo lớn), cù lao Bờ Bãi và hòn Mù Cu.
Một phần huyện đảo Lý Sơn nhìn từ ngọn Hải Đăng trên biển
Một phần huyện đảo Lý Sơn nhìn từ ngọn Hải Đăng trên biển
Huyện đảo Lý Sơn có tổng diện tích đất là 9,97km2, dân số là 18.223 người (năm 2009). Mật độ dân số của huyện là 1.888 người/km2, đây là huyện đảo có mật độ dân số cao nhất trong 12 huyện đảo của Việt Nam. Đi khắp đảo, du khách có thể bắt gặp nhiều đình, miếu, chùa chiền, lăng mộ. Và, đặc biệt hơn nữa là dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa qua các cuộc khai quật ở suối Chình, xóm Ốc.

Theo Quê Hương Online



Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Những kỷ lục về biển đảo Việt Nam


Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức công bố 9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo. Nhằm giúp kiều bào ta ở nước ngoài hiểu và tự hào hơn về đất nước, về biển đảo Việt Nam, Quê Hương xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

1. Bãi biển Trà Cổ - Bãi biển dài nhất
Bãi biển Trà Cổ thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm ở cực Đông Bắc của Tổ quốc, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nằm cách trung tâm thành phố Móng Cái 9 km đường bộ, Trà Cổ là rìa bên ngoài của một đảo bồi tự nhiên do tác động của sóng và dòng biển ven bờ tạo thành, nên cảnh quan biển nơi đây rất nên thơ và hấp dẫn.


Bãi biển Trà cổ kéo dài từ Sa Vĩ đến Mũi Ngọc

Bãi biển Trà cổ kéo dài từ Sa Vĩ đến Mũi Ngọc

Bãi biển Trà Cổ là bãi biển dài nhất Việt Nam với chiều dài 17 km, diện tích khoảng 170 hecta cong hình vành khuyên, trải từ Mũi Gót phía Bắc đến Mũi Ngọc ở phía Nam. Bên cạnh đó, Trà Cổ còn là bãi biển đầu tiên trên bản đồ đất nước, gần biên giới nhất, có nhiều địa danh du lịch nhất, nguyên sơ nhất, lãng mạn nhất... Cát ở đây mịn và chặt, khi nước thủy triều rút xuống, bãi cát phẳng, mịn chắc và mượt. Bãi biển thoai thoải, nước biển trong xanh, sạch sẽ, được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
2. Vịnh Hạ Long - Vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất
Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở bờ tây Vịnh Bắc Bộ, diện tích 1.553 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó 95% là các đảo đá vôi. Vịnh Hạ Long là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... cùng với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.


Vịnh Hạ Long - Một trong những Kỳ quan Thế Giới

Vịnh Hạ Long - Một trong những Kỳ quan Thế Giới

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đến năm 2000, Vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản thế giới về các giá trị địa chất, địa mạo và lịch sử văn hóa. Năm 2012, Vịnh Hạ Long vượt qua 440 địa danh trên khắp hành tinh trở thành 1 trong 7 địa danh nhận được lượng phiếu bầu chọn cao nhất tại cuộc bầu chọn 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới do New Open World tổ chức.
3. Tam Giang - Cầu Hai - Đầm phá lớn nhất
Tam Giang - Cầu Hai (thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế) là hệ đầm phá lớn nhất và tiêu biểu nhất của Việt Nam, với diện tích mặt nước rộng 21.600 hecta, chiếm 48,2% tổng số diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ Việt Nam. Về quy mô, Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á và thuộc loại lớn trên thế giới.
Bình minh trên phá Tam Giang – Cầu Hai
Bình minh trên phá Tam Giang – Cầu Hai
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dài 68 km, rộng nhất là 8 km, hẹp nhất là 0,6 km, có độ sâu trung bình 1,5 - 2m và được chia thành ba phần: phía bắc là phá Tam Giang, ở giữa là An Truyền, Thủy Tú và phía nam là đầm Cầu Hai. Vực nước có thể tích trung bình 300 triệu m3, khi có mưa lũ lên đến trên 400 triệu m3. Vực nước đầm phá thông với biển qua hai cửa Tư Hiền (phía nam) và Thuận An (phía bắc). Hai phía đầm phá phát triển các thềm, bãi cao 2-4 m cấu tạo bằng cát, bột cát. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có khoảng 900 loài sinh vật, đặc biệt có 7 loài cỏ biển, 7 loài thực vật ngập mặn, 230 loài cá và 73 loài chim nước.
4. Cát Bà - Quần đảo có nhiều đảo nhất
Quần đảo Cát Bà bao gồm 367 hòn đảo lớn, nhỏ, nằm ở phía Nam Vịnh Hạ Long và ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Quần đảo cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km và cách thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 25 km. Đảo lớn nhất của quần đảo là đảo Cát Bà (còn gọi là đảo Ngọc).
Một góc quần đảo Cát Bà
Một góc quần đảo Cát Bà
Quần đảo Cát Bà có đa dạng sinh học cao, có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO. Ngày 02/12/2004, Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
5. Trường Sa - Quần đảo xa bờ nhất
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, phía đông giáp biển Philippines, phía nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Trung tâm quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 180.000 km2.
Quần đảo Trường Sa nhìn từ trên cao
Quần đảo Trường Sa nhìn từ trên cao
Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, giữa Châu Âu, Châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản, giữa các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải). Trung bình mỗi ngày có từ 250 đến 300 tàu biển các loại đi qua Biển Đông.
6. Cụm đảo Hòn Khoai - Cụm đảo gần xích đạo nhất
Cụm đảo Hòn Khoai thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, gồm năm đảo nhỏ và rất nhỏ: Hòn Khoai, hòn Sao, hòn Gò, hòn Đồi Mồi và hòn Đá Lẻ. Cụm đảo nằm ở vĩ độ thấp nhất so với phần đất liền và nằm giữa biển trên thềm lục địa, nên khí hậu có tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và tính hải dương: nóng quanh năm, nền nhiệt cao (tổng lượng nhiệt trong năm hơn 9000oC với nhiệt độ không khí trung bình năm là 26,7oC) rất ít thay đổi trong ngày và trong năm; lượng mưa khá nhiều (trung bình năm đạt 2078mm) và phân hóa theo hai mùa rõ rệt. Hòn Đá Lẻ thuộc cụm đảo Hòn Khoai, được lấy làm điểm chuẩn của đường cơ sở (điểm A2, tọa độ 8o22’8” độ vĩ Bắc và 104o52’4” độ kinh Đông) dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam (Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ Việt Nam).
Một góc đảo Hòn Khoai
Một góc đảo Hòn Khoai
Với vị trí đặc biệt, cụm đảo Hòn Khoai có tiềm năng phát triển kinh tế biển, đảo với dịch vụ hàng hải, dịch vụ đánh bắt hải sản, nuôi trồng hải sản, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.
7. Phú Quốc - Hòn đảo lớn nhất
Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất trong hệ thống hải đảo của Việt Nam với diện tích 561km2. Đảo Phú Quốc nằm trấn giữ ở phía đông bắc Vịnh Thái Lan, ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Đảo có dạng hình tam giác, chiều theo phương bắc - nam dài 50km, chiều theo phương Đông - Tây dài 27km ở phần bắc đảo, đảo thót hẹp dần về phía nam.
Đảo Phú Quốc với những bãi biển dài, cát trắng mịn màng
Đảo Phú Quốc với những bãi biển dài, cát trắng mịn màng
Đảo Phú Quốc có vị trí tiền tiêu - biên giới, là tiền đồn vững chắc trong bảo vệ quốc phòng - an ninh, là nơi có lợi ích trong phát triển kinh tế cửa khẩu, vùng biên, giao thương quốc tế.
8. Khu bảo tồn biển Nam Yết - Khu bảo tồn biển Việt Nam lớn nhất
Khu bảo tồn biển Nam Yết thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, có tổng diện tích là 35.000 ha, trong đó diện tích biển là 20.000 ha và toàn bộ diện tích đảo rạn san hô Nam Yết 15.000 ha.
Khu bảo tồn biển Nam Yết
Khu bảo tồn biển Nam Yết
Giống như toàn vùng biển Trường Sa, Khu bảo tồn biển Nam Yết là bãi đẻ của nhiều sinh vật biển, gồm cả các loài thú biển; đây cũng là nơi làm tổ của các loài chim và rùa biển. Vùng biển cụm đảo Nam Yết có tầm quan trọng kinh tế đối với nghề đánh bắt hải sản xa bờ. Ngoài ra, nó còn có giá trị pháp lý đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia về mặt lãnh thổ và tài nguyên môi trường.
9. Huyện đảo Lý Sơn - Huyện đảo có mật độ dân số cao nhất
Huyện đảo Lý Sơn là huyện đảo tiền tiêu nằm ở ngoài khơi vùng biển tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 45km về phía Đông Bắc, cách cảng nước sâu Dung Quất 36km về phía Đông. Huyện đảo bao gồm đảo Lý Sơn (còn gọi là Cù Lao Ré hoặc đảo lớn), cù lao Bờ Bãi và hòn Mù Cu.
Một phần huyện đảo Lý Sơn nhìn từ ngọn Hải Đăng trên biển
Một phần huyện đảo Lý Sơn nhìn từ ngọn Hải Đăng trên biển
Huyện đảo Lý Sơn có tổng diện tích đất là 9,97km2, dân số là 18.223 người (năm 2009). Mật độ dân số của huyện là 1.888 người/km2, đây là huyện đảo có mật độ dân số cao nhất trong 12 huyện đảo của Việt Nam. Đi khắp đảo, du khách có thể bắt gặp nhiều đình, miếu, chùa chiền, lăng mộ. Và, đặc biệt hơn nữa là dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa qua các cuộc khai quật ở suối Chình, xóm Ốc.

Theo Quê Hương Online









Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻ-Nhân dân-QĐND-VNCH