" rel="dofollow">Tre Làng-" rel="dofollow">Loa Phường-" rel="dofollow">Tiên Lãng" rel="dofollow">-" rel="dofollow">Tiếng nói" rel="dofollow">-" rel="dofollow">Đất mẹ-" rel="dofollow">Việt Nam-" rel="dofollow">Dân Việt-" rel="dofollow">" rel="dofollow">" rel="dofollow">Tuổi trẻ" rel="dofollow">Nhân dân-" rel="dofollow">QĐND-" rel="dofollow">VNCH
Tác Giả : Niềm Tin
Tết nguyên đán của Việt Nam (hay còn gọi là tết ta, tết âm lịch hay chỉ đơn giản là Tết) là dịp lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Hằng năm, Tết được tổ chức bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như tết Táo Quân (ngày 23 tháng chạp âm lịch), tất niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Trong những ngày Tết các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên,… Như một truyền thống, mỗi độ tết đến xuân về, mỗi người không phân biệt giàu nghèo, từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi tới miền ngược, từ người già tới trẻ nhỏ đều rất háo hức đón chờ và mong đợi. Năm mới đến, năm cũ sẽ ở lại sau lưng, mọi người cầu chúc nhau một năm mới sung tác an lành, trẻ nhỏ thì được học hành giỏi hơn, người già thì sức khỏa dồi dào, người lao động mong muốn năm tới sẽ làm ăn may mắn hơn, nông dân hi vọng năm tới sẽ được mùa, cuộc sống no đủ,…Thế đó, cái tết là như vậy đó, tuy nhiên ở ngững vùng khác nhau thì Tết lại có những đặc trưng nhất định điều đó tạo nên sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam, tạo nên đặc biệt cho Việt Nam.
-nRiC5YndU-U/URXBuoR8gMI/AAAAAAAABZQ/T9cxWvSGuHQ/s1600/banhchungxanh.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Khác với không khí ồn ào, náo nhiệt, tấp nập ở các vùng thành phố, đô thị lớn trong cả nước, cái tết ở vùng nông thôn có cái đặc sắc riêng của nó. Nông dân sau một năm vất vả với việc đồng áng, đội nắng đội mưa, một nắng hai sương, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để trang trải cho cuộc sống thì Tết là cơ hội để họ được nghỉ ngơi, vui chơi, thư giản. Cái Tết ở nông thôn có cái rất riêng, nó đến muộn hơn thành phố, không khí tết thường đến sau 20 tháng chạp, sau khi nhân dân hoàn thành xong các việc đồng áng. Nông dân là thế đó các bạn à! Sinh ra và lớn lên ở vùng quê của tỉnh Nghệ An, nơi có đúng bản chất mộc mạc của vùng nông thônViệt Nam, ngày Tết gắn với tôi bao kỉ niệm của một thời ấu thơ. Và giờ đây, sau khi xa gia đình, xa quê hương ra thành phố lớn học tập và làm việc, mỗi độ tết đến xuân về lòng tôi lại bâng khuâng , có chút náo nức, cái tâm lí của một đứa trẻ đang bộc lộ trong tôi. Thật sự những lúc thế này tôi lại mong muốn được về quê thăm gia đình, di chơi cùng bạn bè, được tham gia vui chơi, thả mình ào không khí yên tĩnh, vào các lễ hội, các trò chơi dân gian, đậm đà bản sắc quê hương. Còn nhớ ngày đó, cách đây mấy năm rồi khi mà tôi còn là đứa trẻ hồn nhiên thơ mộng, quê tôi còn chưa có pháo hoa,tôi và bạn bè tôi đã làm những quả pháo có một không hai mà chỉ có ở vùng quê, vùng nông thôn Việt Nam. Nguyên liệu làm pháo hoa của chúng tôi là “bùn”(loại đất ở gần ao hồ, mềm dẻo), giấy viết, một ít than củi lấy từ trong bếp của gia đình mình. Ấy vậy mà ngày tết của chúng tội thêm phần vui vẻ, thú vị đấy, đúng là đặc trưng của quê hương mình luôn nhớ mãi cho dù sau này mình xa quê hương đi đến nơi đất khách quê người.
Nông thôn Việt Nam đang có bước chuyển mình lớn, bộ mặt nông thôn đã thay đổi rất nhiều, với chính sách “nông thôn mới” của Đảng và nhà nước ta cùng với sự cố gắng vươn lên của nông dân trong lao động sản xuất đã tạo nên những bước chuyển biến đó. Hệ thống cơ sở hạ tầng đa số đã được trang bị khá đấy đủ, đặc biệt là hệ thống điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang hơn. Trong các làng xóm, đường sá đã được bê tông hóa, đi lại thuận tiện hơn, như một người dân đã từng nói: “Năm nay, nông dân chúng tôi đón cái tết ý nghĩa hơn rất nhiều, chúng tôi đi lại cũng thuận tiện hơn, kinh tế cũng đảm bảo để sắm sửa một cái tết đầy đủ hơn, chúng tôi cũng được sự quan tâm của Đảng và nhà nước hơn” Hàng năm vào các dịp lễ tết thì Đảng và nhà nước ta rất quan tâm chăm lo cho nhân dân cái tết đầy đủ, ấm cúng, tổ chức các chương trình vui chơi cho nhân dân, đặc biệt với các hộ nghèo thì lại cần được Đảng và nhà nước quan tâm hơn nữa. Đa số các hộ nghèo đều tập trung ở các vùng nông thôn, vùng miền núi, vúng sâu, vùng xa do đó cái tết ở nông thôn lại càng càng được quan tâm hơn. Vừa qua tại phiên họp thường kì của tháng một thì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các địa phương phải chăm lo tốt cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo,…
Tết Qúy Tị 2013 đang đến gần, mọi người dân Việt Nam đang hướng tới ngày thiêng liêng đó, các vùng quê đang tấp nập hơn,các phiên chợ được mở ra cả ngày để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, chợ tết ở các vùng nông thôn cũng là nét đặc trưng của vùng quê, chợ Tết không chỉ để bán các hàng hóa, vật dụng thiết yếu phục vụ cho những ngày Tết thôi mà có nhiều phiên chợ còn dùng để bán trâu( chợ trâu), bán bò,... Những người đi xa về thường rất thích đi ra chợ trong dịp tết này để cảm nhận không khí của ngày tết trên quê hương. Để có những ngày tết đầy đủ, người dân cũng chuẩn bị các vật phẩm khá sớm, đây chính là điều kiện giúp cho chợ quê thêm náo nhiệt và thú vị hơn so với nơi thị thành ngày nào cũng tấp nập, náo nhiệt và đông đúc hơn. Vùng quê yên bình và cái Tết đến với họ cũng thật nhẹ nhàng âm thầm và có sức cuốn hút rất đặc trưng khiến cho những ai xa quê cũng luôn nhớ về quê nhà, hướng về vùng quê bình yên ấy...Niềm Tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét