" rel="dofollow">Tre Làng-" rel="dofollow">Loa Phường-" rel="dofollow">Tiên Lãng" rel="dofollow">-" rel="dofollow">Tiếng nói" rel="dofollow">-" rel="dofollow">Đất mẹ-" rel="dofollow">Việt Nam-" rel="dofollow">Dân Việt-" rel="dofollow">" rel="dofollow">" rel="dofollow">Tuổi trẻ" rel="dofollow">Nhân dân-" rel="dofollow">QĐND-" rel="dofollow">VNCH
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" gợi cho ta đến một cái tết xưa mà lâu nay đang phai nhạt dần. Được sống trong hai thế kỷ cho tôi có cơ hội thấy được sự đổi thay của cuộc sống từ những ngày khó nhọc đến giờ đây sung túc đủ đầy. Nhưng mỗi khi tết về tôi nhớ cái hương vị của ngày xưa, một cái gì đó không còn nguyên vẹn.
Cuộc sống hiện đại đã mang theo một cái Tết hiện đại, theo đúng nghĩa của nó từ không khí đến cảm xúc trong lòng người. Tết trở thành hoài niệm trong tâm tưởng của những người đã từng sống trong hương vị của Tết xưa.
-U0Fv2KzMiGY/UQ52BPxmVzI/AAAAAAAABVw/85gru_7ClSI/s1600/tethoaniem.JPG" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Ngày ấy, nghèo thật đấy nhưng chẳng thể làm phai nhạt không khí rộn ràng của những ngày Tết đến xuân về. Thậm chí, “hồn xuân” trong lòng người còn tới sớm hơn cả sắc xuân đất trời. không khí chuẩn bị cho một cái tết bắt đầu rục rịch, báo người ta đã lo sắm khi càng cận kề ngày tết không khí càng tấp nập, còn tụi trẻ đếm ngày đếm tháng trông chờ đến Tết. Cứ thế, cứ thế cái háo hức mong chờ.
Khi đến những ngày giáp Tết, khung cảnh nhộn nhịp khác thường các cụ đồ nho đội khăn xếp, mặc áo the thâm, ngồi viết thuê câu đối lên những đôi liễn dài hoặc giấy hồng điều. Trong các chợ bầy bán các mặt hàng như guốc tre, guốc gỗ, guốc phi mã, giầy da, giầy nhung, giầy cườm, nổi bật là các loại tranh dân gian làng Đông Hồ, Hàng Trống vẽ gà, lợn, đám cưới chuột, hứng dừa, đánh ghen... in bằng phẩm điều, phẩm lục, trên các phố phường rực rỡ đào bích, đào phai, cúc vàng, cúc trắng, quất trĩu quả, bán thủy tiên gọt sẵn, chậu trổ hoa, đặt trong bát nước, cả hương thẻ, hương vòng, hương trầm, nến trắng, nến đỏ.
Cả gia đình tíu tít dọn dẹp nhà cửa, Mọi thứ trong nhà được lau chùi sạch sẽ, đến cái xoong, cái chảo cũng được mang ra cọ rửa sáng bong. Ngôi nhà vì thế như được khoác lên mình chiếc áo mới. rồi chuẩn bị mứt quất, mứt cà chua hay ô mai khế, nào thịt đông, hành muối, dự trữ cái chân giò tới cả súp lơ, củ su hào, vại dưa hành muối từ tháng chạp, gạo tám thơm,…Nhà nào cũng tấp nập sửa soạn... Ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng tiễn ông Táo lên chầu trời.
Ngày 29, 30 mọi nhà đều chuẩn bị thực phẩm cho ngày tết, những con lợn được giết thịt ngả ra, nhà nào khá rả thì ngả hẳn một con, nhà nào kinh tế eo hẹp thì mấy nhà chung một con, để cốt làm sao “ngày 30 tết thịt treo trong nhà” nhà nào cũng bận gói bánh chưng, nấu chè đỗ đãi... và làm đồ cúng gia tiên.
Chợt nhớ ngày xưa ngồi trông bánh chín, nghe ông bà kể chuyện ngày xưa bên bếp củi hồng ấm áp ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Tỉnh dậy đã ở trên giường bật ra hỏi ông: “ ông ơi, bánh chín chưa….”
Vũ Thạch!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét