" rel="dofollow">Tre Làng- " rel="dofollow">Loa Phường- " rel="dofollow">Tiên Lãng " rel="dofollow">- " rel="dofollow">Tiếng nói " rel="dofollow">- " rel="dofollow">Đất mẹ- " rel="dofollow">Việt Nam- " rel="dofollow">Dân Việt- " rel="dofollow">" rel="dofollow">" rel="dofollow">Tuổi trẻ " rel="dofollow">Nhân dân- " rel="dofollow">QĐND- " rel="dofollow">VNCH
Tác giả : Vũ Thạch
Nhìn lại lịch sử tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) thì thấy rằng Tiền thân của HRW là tổ chức Helsinki Watch do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích "giám sát" Liên Xô (trước đây) bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này. Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác cùng tôn chỉ, mục đích, từ đó đổi tên thành Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW). Tuy nhiên, hoạt động của HRW đang đi lệch tôn chỉ, mục đích ban đầu và trở thành "con rối" đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích chính trị. Nhiều năm qua, lợi dụng chiêu bài hoạt động bảo vệ "dân chủ, nhân quyền" theo tiêu chí phương Tây, HRW đưa ra nhiều thông tin sai sự thật khi đánh giá về tình hình "dân chủ, nhân quyền" ở nhiều quốc gia, gây phản ứng trong dư luận quốc tế. Tổ chức này ngày càng phải chịu nhiều chỉ trích từ chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan, trong đó có cả ý kiến của người sáng lập HRW là cựu Chủ tịch Robert L.Bernstein khi ông này cho rằng: HRW có phương pháp nghiên cứu sai lầm, cung cấp thông tin thiếu chính xác, hoặc không thể kiểm chứng. Thậm chí, Chính phủ Venezuela còn cáo buộc HRW từng bị chính quyền Bush thao túng vì mục đích chính trị. Ðối với Việt Nam, HRW thường tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nhân quyền qua báo cáo nhân quyền thường niên, các thông cáo báo chí, gửi thư tới lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức quốc tế. Ðiều đáng nói là HRW không dựa vào khảo sát thực tế mà chỉ cóp nhặt thông tin sai sự thật, một chiều và có dụng ý xấu về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam do các thế lực thù địch với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam phát tán trên internet hoặc rêu rao trên một vài tờ báo lá cải ở nước ngoài.
Vừa rồi - Ngày 31-1 HRW công bố báo cáo tình hình thế giới dày 660 trang, trong đó phần báo cáo về Việt Nam dài 8 trang. Vẫn là cái nhìn méo mó,quy chụp có mục đích cùng với sự cắt xén, bịa đặt của tác giả. Sự đơm đặt trắng trợn của HRW đã gây bức xúc cho nhiều nhân sĩ. HRW nói trong bản báo cáo rằng: “Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, vạch trần quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng bằng các giải pháp dân chủ. Công an sách nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động và người thân của họ. Nhà cầm quyền tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động, áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia”. Ngay lập tức ông Ben Kerkvliet, một học giả nổi tiếng từ Đại học Quốc gia Australia, khẳng định rằng những nhận định của HRW không giống tư liệu ông thu thập được ở Việt Nam: “Nhiều nhà chỉ trích không bị đàn áp, nhiều cuộc biểu tình diễn ra mà không bị công an can thiệp”; “Công nhân, nông dân thường xuyên biểu tình chống tham nhũng, điều kiện làm việc, thu hồi đất… mà không bị sách nhiễu, đánh đập, tạm giữ, bắt giữ hay vào tù”. Tiến sĩ Thomas Jandl từ Đại học Hoa Kỳ cho rằng, ở Việt Nam, phê phán chính sách thông qua các tổ chức phi chính phủ là điều được cho phép. Lẽ dĩ nhiên, những phê phán đó phải mang tính xây dựng, không làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia. Cái gian trá của bản báo cáo về Việt -ixv8b_YlmqA/URW-fDEgnUI/AAAAAAAABY0/BVCjJoN9ZHU/s1600/humanright.JPG" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Nói về tôn giáo ở Việt Nam thì HRW đánh giá:“Chính quyền hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, quy định đăng ký hoạt động, đồng thời sách nhiễu và đe dọa các nhóm tôn giáo không được công nhận…” nói thật chứ tín ngưỡng, tôn giáo gì mà lại dự kiến hành động lật đổ chính quyền (để thành lập nhà nước Đại Nam Kinh), rồi lập ra cả một bộ máy chính quyền trung ương, có cả quốc kỳ, quốc ca, thủ đô, thậm chí sắc phong cho 72 tướng lĩnh. Thử hỏi như vậy có đáng bắt, đáng xử lý hay không. Nếu là các ông thì để cho nó hoạt động chắc. nói gì thì nói cũng phải có lý một tý thì người ta mới nghe chứ bịa đặt, nói sai bét như vậy thì ích gì. Việt Nam là nước tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo.Chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam, từ lâu đã được chủ trương và thể chế hóa trong các văn kiện của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Hiện cả nước Việt Nam có 12 tôn giáo với trên 22 triệu tín đồ, 80 nghìn chức sắc tôn giáo, nhà tu hành, 32 tổ chức và trên 25.000 nơi thờ tự. Việc xây dựng mới, tôn tạo, tu bổ nơi thờ tự được tạo điều kiện thuận lợi diễn ra khắp nơi trên đất nước. Các dịp lễ trọng, sinh hoạt tôn giáo trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi kéo hàng vạn người tham gia.
Báo cáo của HRW còn nói rằng Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền. Riêng tôi thấy rằng mấy cái ông mà HRW nói đến toàn một lũ tội phạm. Việc chính đáng không làm mà toàn đi vi phạm pháp luật, suốt ngày tính toán lật đổ nhà nước, lật đổ chế độ vì mấy đồng tiền nước ngoài nó bơm cho mà bán rẻ cả tự trọng, liêm sỉ. nào là nhà hoạt động nhân quyền, bất đồng chính giới, … mấy cái danh từ văn hoa đó không che nổi bộ mặt phản quốc.
Tóm lại, phét hết. Báo cáo bố láo.
Vũ Thạch!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét