QĐND - Nhân quyền, hay là quyền con người là tổng hợp các quyền và tự do không thể bị tước đoạt; phản ánh giá trị nhân phẩm của con người; thể hiện nguyện vọng của toàn nhân loại muốn có được tất cả những tiền đề, điều kiện cần thiết cho một cuộc sống đầy đủ của con người; là vấn đề quan hệ cá nhân với Nhà nước, con người với quyền lực; là công cụ để mỗi người tự bảo vệ các quyền của mình trước cường quyền và bạo lực.
Trong lịch sử nhân loại, bản “Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền” ngày 10 tháng 12 năm 1948 của Liên hợp quốc là "hiến pháp" đầu tiên của toàn nhân loại công nhận con người có các quyền về dân sự, chính trị và về kinh tế, xã hội, văn hóa. Đây là lý tưởng chung nhất mà các quốc gia, dân tộc phải đạt tới và là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới. Gần 60 năm qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, dân tộc Việt Nam đã vượt qua bao thử thách, khó khăn của chiến tranh ác liệt, nghèo đói và lạc hậu để tạo dựng nên nền tảng vững chắc cho một xã hội thực sự công bằng, dân chủ, văn minh, mà ở đó các quyền tự do cơ bản của con người được bảo vệ và không ngừng phát triển, theo đúng như tinh thần của “Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền”.
-fSxY-sDLMlI/UT-VBJ5gayI/AAAAAAAACIA/JnHQ_ydGKyc/s1600/long+yeu+n%C6%B0%E1%BB%9Bc.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Bất cứ ai sinh ra đều có những quyền không thể chối cãi
Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đó tiếp tục được khẳng định, mở rộng trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980. Trong Hiến pháp năm 1992, quyền con người được quy định tại Chương V (từ Điều 49 đến Điều 82) đã tạo nền tảng pháp lý cho việc bảo đảm và thực thi quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng, các quy định về quyền con người trong bản Hiến pháp năm 1992 đã bộc lộ một số hạn chế cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi.
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này tiếp tục khẳng định ý chí và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thực hiện quyền con người, điều này được thể hiện rõ trong việc bổ sung quyền con người vào cùng quyền và nghĩa vụ công dân, đưa vị trí của những nội dung quan trọng này từ Chương V lên vị trí thứ 2 sau Chương I về "Chế độ chính trị" để tương xứng với vị trí, tầm quan trọng của chế định về quyền con người, vừa phù hợp với thông lệ luật pháp quốc tế.
Dự thảo đã bổ sung một số quyền mới, lược bỏ các nội dung không phù hợp, xác định rõ trách nhiệm Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Việc thiết kế các quy định tại Chương II mang tính khoa học đồng thời phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Tuy nhiên, Chương II về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân" vẫn còn một số điểm chưa thực sự hoàn thiện đó là: Dự thảo chưa bao quát được hết các chủ thể chính của quyền con người, quyền công dân; đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương. Trong khi nhấn mạnh về quyền trẻ em và phụ nữ, dự thảo lại chưa đề cập đến đối tượng người khuyết tật và người cao tuổi. Thực tế cho thấy, do điều kiện mức sống ngày càng tăng, số người cao tuổi trong xã hội ngày càng nhiều. Ước tính ở nước ta người cao tuổi hiện chiếm khoảng 30%. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có gần 7 triệu người khuyết tật. Đây chính là những đối tượng nên nhắc tới với tư cách là những chủ thể quan trọng của quyền con người và quyền công dân.
Việc liệt kê quyền công dân tại Khoản 1, Điều 27 như: “Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” vừa dài dòng lại chưa bao quát đủ đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh. Bởi trong xã hội hiện đại, giới tính của công dân hiện nay đang là vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm. Bên cạnh những người định rõ giới tính thì cũng có những người “phi giới tính”, trong khi họ vẫn có quyền công dân. Mặt khác, bên cạnh các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình còn có các mặt như: Quốc phòng, anh ninh; dân tộc, tôn giáo… Do đó cần thiết kế lại Điều 27 một cách ngắn gọn và bao quát hơn.
Điều 21 quy định: "Mọi người đều có quyền sống”, nếu đối chiếu điều này với Điều 3 trong “Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền” ngày 10 tháng 12 năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc thì quy định như trên chưa diễn tả được hết ý nghĩa, nội hàm của quyền công dân. Nên chăng cần viết lại để "quyền được sống" là quyền cố hữu của con người, phải được pháp luật bảo vệ và không ai có thể bị tước đoạt mạng sống của người khác một cách tùy tiện và vô lý.
Dù còn một số nội dung cần tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện nhưng có thể khẳng định những nội dung quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân tại Chương II, dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể hiện những tiến bộ vượt bậc trong tư duy lập hiến của Đảng và Nhà nước ta. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và thực thi tốt quyền con người, quyền công dân chứ không phải như một số thế lực thù địch vẫn rêu rao rằng: "Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền".
Thượng tá, Thạc sĩ TRẦN VĂN DŨNG (*)
(*) Chủ nhiệm Bộ môn Nhà nước và Pháp luật, Khoa CTĐ, CTCT -Học viện Lục quân
Theo Quân Đội Nhân Dân Online
" rel="dofollow">Tre Làng-" rel="dofollow">Loa Phường-" rel="dofollow">Tiên Lãng" rel="dofollow">-" rel="dofollow">Tiếng nói" rel="dofollow">-" rel="dofollow">Đất mẹ-" rel="dofollow">Việt Nam-" rel="dofollow">Dân Việt-" rel="dofollow">" rel="dofollow">" rel="dofollow">Tuổi trẻ-" rel="dofollow">Nhân dân-" rel="dofollow">QĐND-" rel="dofollow">VNCH
0 nhận xét:
Đăng nhận xét