QĐND - Hiện nay, trong khi nhân dân ta đang đóng góp cho Dự thảo Hiến pháp năm 1992, coi đây là một dịp để củng cố và phát triển nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thì trên một số trang mạng trong và ngoài nước, một số người lại coi đó là cơ hội để áp đặt vào xã hội ta những quan điểm tư sản về dân chủ, nhân quyền.
Theo họ thì nhất thiết phải "loại bỏ Điều 4 (Hiến pháp năm 1992) khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam", để "chuyển đổi một Nhà nước “độc đảng” sang Nhà nước “đa đảng” tại Việt Nam...".
-evcV62HiVxE/UT-Wq8hG1ZI/AAAAAAAACII/2SkHEmmXhkA/s1600/hien+phap.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Góp ý sửa đổi hiến pháp - Cần một cái tâm
Những lập luận của họ xung quanh vấn đề này không có gì mới. Cái mới ở đây chính là người ta đã chọn thời điểm toàn dân đang đóng góp vào Dự thảo Hiến pháp năm 1992 để mở một "chiến dịch" rầm rộ trên các trang mạng điện tử vừa tuyên truyền xuyên tạc, vừa phủ nhận lịch sử Đảng Cộng sản và lịch sử cách mạng Việt Nam, rồi nói như "đinh đóng cột" rằng, "sự thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi”. Những người tỉnh táo, có cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, công bằng thì lập luận, chứng cứ của họ không có tính thuyết phục.
Về nội dung và quy trình xây dựng Hiến pháp, hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều hình thức Nhà nước với nhiều chế độ chính trị (cộng hòa dân chủ nhân dân; xã hội chủ nghĩa; quân chủ nghị viện; cộng hòa đại nghị; cộng hòa lưỡng thể; tôn giáo...) vì thế mà nội dung và quy trình xây dựng hiến pháp cũng khác nhau. Nói cách khác không có nội dung và quy trình xây dựng Hiến pháp "mẫu" chuẩn cho các dân tộc.
Xây dựng Hiến pháp là công việc, là chủ quyền của mỗi quốc gia dân tộc. Học hỏi các quốc gia, dân tộc khác là đương nhiên, nhưng không thể sao chép một cách thuần túy hiến pháp của Nhà nước thuộc chế độ chính trị này sang Nnhà nước thuộc chế độ chính trị khác. Kể cả những Nhà nước có chung chế độ chính trị cũng không thể "rập khuôn" hiến pháp của nhau được, vì lịch sử, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí, đời sống kinh tế-xã hội mỗi nước một khác.
Còn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong Điều 4 Hiến pháp năm 1992 (văn bản cũ và sửa đổi) hoàn toàn có căn cứ lịch sử, chính trị và pháp lý. Về mặt lịch sử, với 3 sự kiện trọng đại: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành độc lập dân tộc; kháng chiến chống thực dân cũ, thực dân mới thắng lợi và khởi xướng công cuộc đổi mới đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Chế độ đa đảng bắt nguồn từ những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nói đơn giản, chế độ đó là kết quả của sự chia sẻ quyền lực giữa các lực lượng chính trị tham gia cách mạng. Cũng có thể nói đó là một cách phân bổ quyền lực nhằm tránh khủng hoảng chính trị, tái diễn xung đột bạo lực. Như vậy là chế độ đa đảng chỉ là sự phản ánh tương quan lực lượng chính trị, chứ không phải là "sự lựa chọn khôn ngoan của lực lượng chính trị chiến thắng" như họ đang rêu rao.
Hơn một nửa thế kỷ qua, cho dù cũng còn những vấp váp, bất cập, thậm chí sai lầm, khuyết điểm, nhưng con đường cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam xác lập là hoàn toàn đúng đắn. Đảng Cộng sản Việt Nam không có quyền lợi gì ngoài quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nêu ra không phải là điều Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn. Điều này đã được Đảng nghiêm khắc chỉ ra và đang nỗ lực sửa chữa.
Về mặt pháp lý, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 dựa trên nguyên tắc pháp quyền và nền dân chủ XHCN do nhân dân ta xây dựng. Điều 4, quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Điều 4, chỉ là sự phản ánh thực tiễn lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trên một nửa thế kỷ qua. Điều 4 trước hết là trọng trách của Đảng trong việc bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta; là tiền đề, điều kiện để Đảng làm tròn sứ mệnh lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không nên nhầm lẫn trách nhiệm của đảng viên phải thực hiện các nghị quyết của đảng với các cơ quan Nhà nước thực hiện các quyết định của cơ quan, tổ chức, chính quyền cấp trên, do các đảng viên của đảng lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam không đưa ra các quyết định buộc Quốc hội và Chính phủ phải thực hiện. Nghĩa là, Đảng Cộng sản Việt Nam không đứng trên Nhà nước và pháp luật.
Vì những lý do khác nhau, những người lợi dụng cơ hội đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hòng thực hiện một cuộc đảo chính mềm - thay đổi nội dung căn bản của Hiến pháp năm 1992, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là ảo tưởng.
PHƯƠNG ANH – NGỌC VÂN
Quân Đội Nhân Dân Online
" rel="dofollow">Tre Làng-" rel="dofollow">Loa Phường-" rel="dofollow">Tiên Lãng" rel="dofollow">-" rel="dofollow">Tiếng nói" rel="dofollow">-" rel="dofollow">Đất mẹ-" rel="dofollow">Việt Nam-" rel="dofollow">Dân Việt-" rel="dofollow">" rel="dofollow">" rel="dofollow">Tuổi trẻ-" rel="dofollow">Nhân dân-" rel="dofollow">QĐND-" rel="dofollow">VNCH
0 nhận xét:
Đăng nhận xét