Ngày 13-3, Ðoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (DTSÐHP) năm 1992, do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn đã kiểm tra việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSÐHP năm 1992 tại Bình Phước.
Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh báo cáo về việc tổ chức lấy ý kiến DTSÐHP năm 1992, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, quá trình lấy ý kiến, tỉnh Bình Phước cần quán triệt nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương. Việc triển khai phải thực chất, tránh hình thức, chiếu lệ hay chạy theo số lượng mà không chú trọng đến hiệu quả công tác góp ý kiến vào DTSÐHP năm 1992. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, Bình Phước cần khắc phục một số hạn chế như: số liệu trong các báo cáo cần cụ thể, tổng hợp đầy đủ, chính xác ý kiến của nhân dân. Số người tham dự, phát biểu ý kiến còn ít. Do đó, quá trình tổ chức lấy ý kiến chưa thật sự trở thành một đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý rộng rãi trong nhân dân. Thời gian tới, Bình Phước cần tranh thủ ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, quản lý, cán bộ công chức, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo nhằm tập hợp được phong phú các ý kiến. Việc đóng góp ý kiến còn kéo dài đến kỳ họp cuối năm của Quốc hội, vì vậy, Bình Phước cần tiếp tục vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia đông đảo hơn nữa. Muốn vậy cần đổi mới cách làm phù hợp tình hình địa phương, nâng cao hiệu quả của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào DTSÐHP năm 1992.
-8ZafH2RL2F4/UUyS0pWTwdI/AAAAAAAACOU/gGM-zlfqozc/s1600/khong+the+phu+nhan.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và xã hội
* Ngày 13-3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) tổ chức Hội nghị Ðại biểu QH hoạt động chuyên trách góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư T.Ư Ðảng, Phó Chủ tịch QH; Uông Chu Lưu, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch Ủy ban DTSÐHP năm 1992 chủ trì hội nghị. Cùng dự, có đồng chí Huỳnh Ðảm, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.
Thảo luận về vai trò của Ðảng được quy định tại Chương I, Ðiều 4 của dự thảo, các ý kiến phát biểu cho rằng, Ðiều 4 của dự thảo đã kế thừa và giữ những nội dung quy định tại Ðiều 4 Hiến pháp hiện hành. Việc DTSÐHP năm 1992 tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng tại Ðiều 4 Hiến pháp hiện hành, cũng như bổ sung một số nội dung mới về việc "Ðảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình" là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp vai trò lãnh đạo của Ðảng được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ðồng thời, phù hợp yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng trước tình hình mới.
Góp ý kiến về việc nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước (Chương I, Ðiều 6), phần lớn ý kiến cho rằng, DTSÐHP năm 1992 quy định rõ hơn, đầy đủ hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua QH, HÐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Ðề cập các quy định liên quan quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định tại Chương II, hầu hết ý kiến cho rằng, các quy định trong dự thảo đã khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, phù hợp các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.
Về các quy định liên quan đến chính quyền địa phương (Chương IX), một số ý kiến tán thành với quy định về chính quyền địa phương một cách khái quát như trong dự thảo. Tuy nhiên, một số ý kiến khác đề nghị cần làm rõ ngay trong Hiến pháp mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, DTSÐHP năm 1992 cần xác lập các nguyên tắc tổ chức chính quyền đô thị khác với chính quyền nông thôn, tăng cường tính tự chủ của chính quyền đô thị, nhất là các đô thị lớn.
* Báo Quân đội Nhân dân (QÐND) tổ chức Tọa đàm tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với một số nội dung về xây dựng quân đội và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về một số vấn đề được quan tâm như: bản chất giai cấp của quân đội nói chung và QÐND Việt Nam nói riêng; sự cần thiết phải Hiến định vai trò lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang (LLVT) nói chung và QÐND Việt Nam theo Ðiều 70 của Dự thảo sửa đổi; cũng như mục tiêu xây dựng QÐND Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới... Phản bác lại các luận điệu "phi chính trị hóa" quân đội, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với LLVT nói chung và QÐND nói riêng... các đại biểu đều khẳng định, quân đội không thể đứng ngoài chính trị. Vì vậy, sự Hiến định vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam là cần thiết. Thực tiễn 69 năm xây dựng và trưởng thành của QÐND Việt Nam đã chứng minh, đây là quân đội kiểu mới, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
* Tại Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật phối hợp Viện Nghiên cứu lập pháp và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm góp ý hoàn thiện các quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Dự thảo) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thảo luận, góp ý kiến về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại Chương II của Dự thảo, phần lớn ý kiến cho rằng, các quy định trong Dự thảo đã thể hiện tư duy mới về quyền con người, quyền công dân và giá trị, vị trí của vấn đề này trong trật tự Nhà nước pháp quyền, trong đó tất cả mọi hoạt động của Nhà nước đều phải lấy quyền con người làm cơ sở, làm mục tiêu phấn đấu. Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo đã có sự phân biệt khá rõ ràng giữa các quyền thuộc về công dân Việt Nam và các quyền thuộc về mọi đối tượng có mặt hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị Dự thảo cần quy định rõ hơn các quyền của công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội, giám sát và phản biện xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cả nước và của từng địa phương.
* Cùng ngày, tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư mở rộng góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Dự thảo) và Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi).
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan như: phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới tập trung và vai trò, vị trí của tổ chức hội... Vấn đề vai trò, vị trí của Hội LHPN Việt Nam cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Các ý kiến cho rằng, Hội LHPN Việt Nam vừa là tổ chức chính trị xã hội, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, đồng thời đại diện cho hơn một nửa dân số, có vai trò đặc biệt trong việc tái tạo nguồn nhân lực quốc gia. Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung thêm một điều quy định về Hội, có trách nhiệm tham gia xây dựng, đề xuất, phản biện, giám sát chính sách, pháp luật và đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Vị trí, trách nhiệm của Hội nếu được thể hiện rõ trong Hiến pháp sẽ bảo đảm cho Hội tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ phụ nữ có chất lượng và hiệu quả hơn.
Theo " target="_blank">báo nhân dân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét