Tác giả : Vân Thanh
Cuộc sống con người ngày càng phát triển, mọi nhu cầu đều được đáp ứng. Tuy nhiên, sức khỏe và môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thói quen hàng ngày mà chúng ta không biết hoặc đã hiểu rõ nhưng vẫn duy trì thường xuyên. Con người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ to lớn mà khó có thể khắc phục được. Chúng ta hãy dành thời gian để suy ngẫm và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân!
1. Thuốc lá. Có câu chuyện đùa, nếu Bill Gates vô tình đánh rơi tờ 100 đô la, ông ta sẽ bỏ qua mà không thèm nhặt. Chẳng phải vì ông đang không biết làm gì cho hết đống tài sản kếch sù, mà đơn giản là để nhặt Bill sẽ mất một giây, với thời gian đó ông làm được 2000 đô la. Thế nhưng, hàng trăm triệu thanh niên lại đang “đốt” 10 tỷ năm lao động theo khói thuốc!
-N9C8t_2WYBk/UUyVy07FcPI/AAAAAAAACOk/O7nB5kQOGGI/s1600/thuoc+la.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Trên thế giới hiện nay có hơn 1 tỷ người hút thuốc, trong đó lượng thanh thiếu niên không dưới 700 triệu.
Dẫu biết cuộc sống có thể ngắn lại 10 năm hay 20 năm. Mặc. Cứ phải sống hết mình trước đã. Dại gì từ bỏ thói quen. Sẵn sàng hủy hoại sức khoẻ của bản thân, có thể đó là quyền riêng của mỗi người, nhưng thật đáng buồn khi người trẻ lại lãng phí thời gian.
2. Ma tuý. Theo thống kê mới nhất công bố trên diễn đàn quốc tế Đối thoại giữa các nền văn minh, 15% dân số toàn cầu ở độ tuổi 15-30 nghiện hút. Nói chính xác hơn 185 triệu người trẻ tuổi đang sống mòn vì chất trắng. Đó là chưa kể số lượng thanh thiếu niên mắc nghiện dưới tuổi 15 đang có xu hướng ngày một gia tăng. Thật khủng khiếp khi chúng ta hình dung cứ 100 người trên hành tinh thì có 3 người trẻ là con nghiện. Ma tuý - có nghĩa là hết: không sức khỏe, không việc làm, không tương lai. Cùng với AIDS, ma tuý thực sự đã trở thành mối hiểm họa lớn nhất cho tuổi trẻ toàn cầu.
-UP2ZLrc5st0/UUyV2qHzSkI/AAAAAAAACOs/0QIrQmmk6tI/s1600/ma+tuy.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
3. Môi trường. Đã bước sang thập kỷ thứ hai, kể từ khi loài người hô hào chiến lược phát triển bền vững, sử dụng và gìn giữ môi trường cho hôm nay và mai sau. Nhưng thực tế kết quả không được bao nhiêu. Hiệp ước Kyoto về khí thải công nghiệp mãi mới được Quốc hội Nga thông qua hôm thứ sáu 22/10 vừa rồi. Còn Mỹ, nước chiếm tới 1/4 khí thải độc hại của toàn thế giới, thì đã tuyên bố nhất quyết không tham gia. Có phải vì với lợi thế nguồn dự trữ thiên nhiên gấp đôi châu Âu, gấp 7 lần châu Á nên người Mỹ không sợ thảm họa môi trường?
-8RLJDQG6Atk/UUyV5ZBhtjI/AAAAAAAACO0/4Pk15Pv2IKA/s1600/moi+truong.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Trong khi, theo thông tin mới đây của Financial Times, nhân loại đang sử dụng nguồn tài nguyên vượt quá 20% khả năng tái tạo của thiên nhiên. Cứ đà này thế hệ chúng ta dùng còn chưa đủ, nói gì đến mai sau. Tuy thế, ô nhiễm môi trường thiên nhiên chưa phải là mối hiểm hoạ đáng ngại nhất. Người ta vẫn có thói quen vứt những thứ mình không cần đến nữa ra đường, rất tự nhiên: bã kẹo cao su, vỏ hộp sữa, tàn thuốc lá, hộp giấy... và rất nhiều thứ khác. Sự ô nhiễm ngay trong ý thức - đó mới thật sự là mối hiểm hoạ của tuổi trẻ ngày nay.
4. Thông tin. Tính trung bình mỗi ngày một người dân Mỹ nhận được không dưới 247 tờ rơi chào hàng. Vừa tròn 18 tuổi họ đã phải xem hoặc nghe trên 350 nghìn quảng cáo các loại qua tivi và radio. Chỉ cần một cái nhấp chuột chúng ta đã ở trong cộng đồng Internet với hàng trăm triệu bạn bè trên khắp hành tinh. Thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin là thế. Ảo mà thật, có mà không. Đó vừa là cơ hội vừa là hiểm hoạ đối với các bạn trẻ hôm nay. Nếu không biết tự luyện cho mình khả năng tìm kiếm, sàng lọc và sử dụng thông tin, các bạn sẽ ngụp lặn vô bổ trong cái đại dương mênh mông đấy, đến khi chìm hẳn mới thôi. Cuộc cách mạng số đang bao trùm thế giới. Và điều đáng sợ nhất là đôi khi người ta đang tìm cách số hoá cả lý trí và tình cảm của con người.
-pRr3G1oMEvY/UUyV-vD6WzI/AAAAAAAACO8/HnUi-ROz8hI/s1600/thong+tin.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
5. Và cuối cùng, thú thực người ta không biết gọi tên cái hiểm hoạ này là gì. Người trẻ có thế mạnh là tuổi trẻ. Tuổi càng trẻ thì càng hăng hái và xông xáo. Người trẻ trong thời đại thông tin lại càng có nhiều cơ hội. Được tiếp cận với bể tri thức bao la của nhân loại, càng học chúng ta càng hứng thú, càng tự tin. Nhưng tự tin quá đôi khi lại thành hiểm hoạ.
Nhiều bạn trẻ tham phiền: không còn cái gì để học hay học nữa cũng chẳng để làm gì. Đại học mấy bằng: ta có, tây có. Ngoại ngữ vài loại: đông - tây đủ cả. Việc làm ổn định, thu nhập cao. Thử hỏi học nữa để làm gì? Chẳng nhẽ để chơi?
-6KJ40bbvriI/UUyWBkvlFsI/AAAAAAAACPE/yg0lruNCBCo/s1600/cuoi+cung.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Còn anh chàng sinh viên Harvard năm nào, tốt nghiệp liền mấy khoa toán - lý - hoá, rồi chuyển sang văn - sử - địa, sau cùng thì phải đến bác sĩ nhờ chữa bệnh ham học. Nhưng anh chàng này có một cái đáng quý là anh không bao giờ hỏi: học để làm gì? Nếu hỏi thế thì chẳng bao giờ anh ta học quá đại học thứ 2. Đơn giản là anh học vì mê. Mấy năm trước, tôi có dịp được trọ cùng phòng với một anh bạn người Trung Quốc. Hôm Bắc Triều tiên thử tên lửa tầm trung, bắn xuyên qua quần đảo Nhật Bản. Anh ta cứ trằn trọc làm sao mà họ tiến nhanh thế nhỉ? Tôi thì dửng dưng: Anh này lắm chuyện, việc đó đâu liên can đến mình. Trằn trọc thế có mà dở hơi! Sau này nghĩ lại tôi mới thấy nếu còn trẻ mà chúng ta tự bằng lòng, thiếu đam mê và không có những phút giây trằn trọc như thế thì cũng đúng là thảm hoạ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét