Tác giả : Hương Hương
Từ khi nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời cho đến nay đã có 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi bản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.
Trải qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử các bản hiến pháp của nước ta ngày càng hoàn thiện, phục vụ có hiệu quả cho sông cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã phát động một cuộc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của toàn thể công chức, viên chức trong việc xây dựng Hiến pháp để Hiến pháp thể hiện được ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp xã hội và nhân dân. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Từ khi Đảng ta phát động việc lấy ý kiến dự thảo sửa đổi hiến pháp đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, bám sát Kết luận của Hội nghị T.Ư 2 và Hội nghị T.Ư 6, khóa XI, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Kế hoạch của Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Ðến ngày 4-3-2013, có 54 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và 17 Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi báo cáo về tình hình tổ chức lấy ý kiến. Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành các kế hoạch, tổ chức, đôn đốc thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tuyên truyền, phổ biến việc lấy ý kiến nhân dân; chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình tổ chức lấy ý kiến. Các bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động triển khai công tác lấy ý kiến một cách rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai. Do vậy, các đối tượng tham gia đóng góp ý kiến rất phong phú, đa dạng, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc lấy ý kiến.
Tuy nhiên, với âm mưu là “xóa bỏ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam, xóa bỏ Điều 4- hiến pháp, xóa bỏ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam” các thế lực thù địch cũng tích cực lợi dụng việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Những quan điểm sai trái, những luận điệu phản động được họ soạn thảo thành những tài liệu xấu mạo danh, nặc danh, thậm chí họ còn soạn ra hẳn một dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khác với Bản dự thảo Hiến pháp duy nhất do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội công bố tổ chức lấy ý kiến nhân dân… phát tán trên internet nhằm kích động, lôi kéo người dân; lợi dụng việc đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước. Nội dung mà họ tập trung là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp); “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, họ cho rằng: “lực lượng vũ trang phải trung lập”; lực lượng vũ trang chỉ trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam hay với bất kỳ tổ chức nào…
Đó là những quan điểm sai trái và không thể chấp nhận được, đối với những người thiếu hiểu biết khi được nghe, được tiếp xúc với những luận điệu đó thì rất dễ hiểu nhầm, hình thành xu hướng cực đoan chống đỗi với Đảng và Nhà nước ta. Do đó, các cơ quan chức năng trong quá trình lấy ý kiến của người dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp phải tuyên truyền truyền cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin, định hướng để người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này, giúp người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái, không vì mục đích xây dựng đại cục mà theo đuổi động cơ, mục đích cá nhân để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, các lực lượng chức năng cần có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành động tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét