"Nếu mình học một cái gì đó mà trở nên ngu đi thì còn là cái tội nặng hơn. Kiến thức không có tội, tội nằm ở đâu?"...
-bC-DIZrrsRI/UXqkwsXXpXI/AAAAAAAAAM4/-n64__kdU1o/s1600/su-tran-tro-hs-luoi-bieng-giaoduc.net.vn.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Thử hỏi chúng ta đã làm được cái gì cho quyền học tập của công dân. Chúng ta muốn được học những kiến thức đang chờ đón ở đằng sau cánh cửa đại học thì bắt người ta phải thi phải chọi nhau mới được bước chân vào. Nhưng người ta không có nhu cầu, bắt người ta phải học mới được bước chân ra. Nói gì thì nói, học hỏi là một cái quyền không ai được tước đoạt. Mọi người thường đấu tranh cho quyền được học tập nhưng dường như đâu đây trên trái đất này cần nhen lên sự đấu tranh cho quyền từ chối học tập. Tôi không hề ca ngợi hay cổ súy cho tinh thần trốn học, bỏ học. Nhưng nếu mình học một cái gì đó mà trở nên ngu đi thì còn là cái tội nặng hơn. Kiến thức không có tội, tội nằm ở đâu?
Chúng ta hãy coi quá trình học tập là một hoạt động thu hoạch. Ở đó người ta cần có công cụ để thu hoạch kiến thức và một chiếc túi để đựng kiến thức. Ban đầu người ta như nhau, về sau người nào có cái máy gặt, bao tải thì thu về là lớn, người nào có xẻng và ni lông thì chỉ có nhu cầu nhỏ nhặt, vừa đủ. Nhu cầu của mỗi người khác nhau, không thể trách người nhu cầu ít hơn mà chỉ trích họ. Công cụ thu hoạch đó chính là phương pháp tự học, túi đó chính là đại diện cho sự hứng thú, tham lam. Giáo dục phải giúp cho mỗi học sinh có được công cụ sắc bén nhất và một chiếc túi vô hạn định.
Đầu tiên là cái tội làm hỏng công cụ thu hoạch của học sinh bằng lối giảng dạy theo kiểu giảng giải. Chúng ta bao quát, phân tích, chất đầy kiến thức đến lúc tắc lại. Giáo viên lúc nào cũng đúng, học sinh lúc nào cũng đồng ý, giáo viên tạo ra lối mòn học sinh tung tăng dắt nhau đi tiếp trên những vết xe.
Trong khi đó cái mà thế giới cần đến là đột phá, tìm tòi, phát hiện mới, thử hỏi tại sao lại không phát minh được những thành tựu như các nước khác. Để rồi có một vài trường hợp ít ỏi lại tung hô lên đó là tự hào. Chúng ta có hàng trăm trường đại học, hàng chục nghìn chiến sỹ, hàng trăm nghìn giáo sư mà ít có sáng chế, phát minh trong khi nông dân lại là người làm được điều đó. Đừng có đóng chặt một bài học xuống đất rồi bắt học sinh học lại như con vẹt. Những lời văn hoa mỹ, chau chuốt, các giá trị nghệ thuật ghi trong sách, trong vở không phải do học sinh tự niệm ra, tự viết nên mà là do những ông già.
Cả nhân loại vẫn còn bước đi trên con đường tìm kiếm chân lý. Những định luật vững trãi nhất trong giờ phút này cũng được bổ sung và hạ bệ trong nay mai. Chúng ta dựng lên những tượng đài để rồi nó chắn lối trong quá trình phát triển tư duy.
Đối với kiểu học áp đặt, nhồi sọ thì tốt nhất cũng chỉ cung ứng cho xã hội những người giỏi chuyên môn như những giáo sư, tiến sỹ kia thật đấy. Song họ mang tư cách của kẻ nô lệ.
Điều cần làm là dạy cho con người ta cách học, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đó chính là công cụ thu hoạch của học sinh. Nếu học văn thì phải có tư duy nghệ thuật ngay từ thuở hồng hoang, nghĩa là phải được tự lực sáng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật rồi nó có kinh nghiệm chứ không phải học thuộc lời bình của người khác rồi ra trường chẳng ai làm nhà thơ, nhà văn hay nhà phê bình.
Học cách suy nghĩ như những vĩ nhân. Chúng ta hãy quan tâm đến cách làm còn hơn là kết quả. Tôi nói điểm số có cũng như không là vì vậy. Và đặc biệt học sinh phải tranh luận với giáo viên bất cứ vấn đề nào liên quan. Không có điều này thứ nhất vì tự ái của người dạy, thứ hai là họ đã phát triển trong một nền giáo dục thiếu tinh thần nghiên cứu và thừa tinh thần nhai lại.
Trong mắt giáo viên học sinh là gì? Là những điều nối gót, là những người sẽ ngồi im nghe giảng rồi sáng mai trả lời một cách trôi chảy, là những người nhận lấy lời giảng của giáo viên rồi dạy cho con cháu, hậu thế. Nếu tôi là giáo viên, người có đam mê chân chính với bộ môn của mình tôi sẽ không làm như vậy. Thay vào đó tôi sẽ nhìn họ như những đồng nghiệp tương lai. Tôi coi học trò của mình sẽ cùng ngồi với nhau và thảo luận vấn đề nào đó. Một lớp học văn minh phải có sự trao đổi xoay chiều trước các luồng thông tin. Để học sinh trở thành đồng nghiệp thì phải giúp học sinh tự học với niềm hứng thú của riêng mình.
Con người ta sinh ra là để học, tò mò là bản chất của con người, hiếu học là cái mà tạo hóa ban cho mỗi người. Chúng ta đi ngược lại với quy luật của tạo hóa, khiến cho học sinh sợ học, khiến cho ai ai cũng muốn nghỉ học, và chúng ta thất bại. Con người mà không hiểu chính bản thân con người thì nghỉ. Đừng làm giáo dục nữa.
Một trong những nguyên lý muôn đời là học hỏi phải dựa trên tinh thần tự giác. Sự chủ động của người đi học là nền tảng. Chúng ta lại cứ đem những kỳ thi ra để ép người ta học những thứ mà họ không thích. Việc ép học dưới mọi hình thức vô tình khiến quá trình nô lệ hóa diễn ra dễ dàng hơn.
Sự tiếp thu mới thực sự là bản chất của học hỏ, phụ thuộc vào tinh thần tự giác của mỗi người học. Tự giác phải luôn đi cùng hứng thú.
Nhưng thứ ánh sáng đẹp đẽ của tri thức lại bị lấp đi chính thứ bùn lầy do chúng ta tạo ra. Vì vậy trước hết phải xóa sạch chúng, loại bỏ mọi thứ có thể bỏ, đặc biệt là thi cử. Phần còn lại phụ thuộc vào phương pháp dạy của giáo viên.
Nhưng thứ ánh sáng đẹp đẽ của tri thức lại bị lấp đi chính thứ bùn lầy do chúng ta tạo ra. Vì vậy trước hết phải xóa sạch chúng, loại bỏ mọi thứ có thể bỏ, đặc biệt là thi cử. Phần còn lại phụ thuộc vào phương pháp dạy của giáo viên.
Một nhà giáo vĩ đại không phải là người có nhiều kiến thức nhất mà là người truyền được nhiều cảm hứng, tình yêu, kiến thức nhất đến cho học sinh.
Chơi game, nghe nhạc cũng học được. Đá bóng, xem phim cũng học được. Điều quan trọng là người ta chắt lọc được những văn minh, kiến thức từ những thứ giải trí, ứng dụng vào cuộc sống như thế nào.
Theo 24h.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét