Tác Giả : Trần Ái Quốc
Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18/3/1979 sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên
Vốn là đồng minh lâu đời, những rạn nứt giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968. Chính phủ Việt Nam nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng lên cao. Nguyên nhân của cuộc chiến được khơi mào từ việc Bắc Kinh ngày càng thân Mỹ và muốn trở thành trung gian thương lượng cho cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc bằng chính sức lực của mình. Và hơn thế nữa, họ muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian. Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối.
Bên cạnh đó, Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động bá quyền, với dã tâm xâm lược cao độ. Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này. Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Trung Quốc xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam.
Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng gia tăng, do vậy trong hệ tư tưởng của Trung Quốc lúc bấy giờ quán triệt: “ Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình”. Trung Quốc ngày càng thể hiện mối quan hệ thân Mỹ thể hiện qua chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nixon vào năm 1972. Trung Quốc muốn Việt Nam vào Liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, tuy nhiên vào năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Tổng bí thư Lê Duẩn đã thẳng thừng từ chối, đồng thời phủ nhận quan niệm cho rằng chủ nghĩa bành trướng Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước Cộng sản Châu Á của Trung Quốc. Ông rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, cũng không ký thỏa thuận chung. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973. Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược". Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.
Cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã mở màn cho cuộc xung đột vũ trang biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài suốt 10 năm sau đó. Kể từ sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (1991) hai bên đường như đều không muốn nhắc đến cuộc chiến này. Và trong các tài liệu cũng như sách lịch sử của Việt Nam không nhắc đến, điều này gây hệ lụy là thế hệ trẻ mơ hồ và không biết về một quá khứ đau thương, một chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc luôn đặt dã tâm xâm lược Việt Nam bằng mọi cách.
Sự lãng quên này là một thiếu sót lớn của lịch sử, đó là sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến và khoảng 10 năm sau. Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó hệ thống phát thanh và truyền hình, báo chí Trung quốc tung ra trung bình từ 600 đến 800 tin, bài viết với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân Trung Quốc vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội Việt Nam đã vượt biên giới sang tấn công Trung quốc và bắt buộc Trung quốc phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc đã nhồi nhét vào đầu người dân Trung Quốc rằng cuộc chiến 1979 chỉ là sự phản công trước sự xâm lược của Việt Nam.
Ba mươi tư năm trôi qua là khoảng thời gian quá dài để Việt Nam đưa sự thật này ra công bố cho quốc dân biết. Trong thời gian qua, chúng ta đã lãng quên lịch sử hoặc cố tình không nhớ nó. Những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ và đồng bào hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979 dường như bị lãng quên và còn nằm trong ý ức nhiều người. Những nhân chứng sống của lịch sử như Bao trận đánh đỏ lửa máu thẫm Cầu Kỳ Cùng, bao dân thường vô tội ngã xuống oan ức chẳng biết lý do, bao người lính trẻ bỏ lại cha mẹ, người thân… nắm lại Đồng Đăng, Chi Mai, Hữu Nghị, Cốc Nam, Bản Giốc, Yên Minh, Vị Xuyên...nếu nói là quên thì thế hệ tương lai ngày nay đang có tội rất lớn với lịch sử hào hùng của dân tộc.
Quên sao được những ngày, toàn dân sôi sục khí thế quyết đánh tan quân xâm lược phương bắc, đập tan chủ nghĩa Đại hán bành trướng, đánh dập đầu kẻ ngạo ngược dám coi thường người hàng xóm bé nhỏ.
-XnWP20cQ6xE/UX9tGzMmqAI/AAAAAAAACYg/ICSiHN-pWCw/s1600/su+that+2.jpg" imageanchor="1" style="line-height: normal; margin-left: 1em; margin-right: 1em; text-indent: 0px;">
-k4oTFR9IXG0/UX9tFg2u4RI/AAAAAAAACYY/UTK6uxjZjlQ/s1600/su+that+3.jpg" imageanchor="1" style="line-height: normal; margin-left: 1em; margin-right: 1em; text-indent: 0px;">
Từ cơ quan đến xí nghiệp…Tất cả đều sẵn sàng lên đường chống quân xâm lược, sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, sẵn sàng dạy cho lũ cướp nước một bài học nhớ đời, quyết không để cho chúng lấy đi 1 tấc đấc của tổ quốc!
Quên sao được - khi có quá nhiều bia mộ vô danh và những tấm bia chẳng khắc rõ hy sinh ở cuộc chiến nào. Còn nghĩa trang liệt sỹ với gần 300 ngôi mộ, thì vắng hoe không ai hương khói những ngày này.
-hYId9rsfEps/UX9tTn7g4dI/AAAAAAAACYw/MjEbobG_HHk/s1600/su+that+4.jpg" imageanchor="1" style="line-height: normal; margin-left: 1em; margin-right: 1em; text-indent: 0px;">
Nghĩa trang Liệt sĩ trong chiến tranh biên giới.
Người còn sống sau cuộc chiến quay trở lại với cuộc sống đời thường, đối với họ ký ức hào hùng về cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, là những ký ức không thể nào quên. Thời gian trôi qua, những nhân chứng lịch sử người còn, người mất, nếu không có biện pháp bảo tồn lịch sử thì tất cả sẽ chìm xuống, lặng lẽ chìm vào quá khứ khi những nhân chứng sống trở về với đất mẹ.
Nhớ về những cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia, chợt nhớ đến Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam mà tự hào, hạnh phúc:
“ Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
[Lý Thường Kiệt]
Thiết nghĩ, đã đến lúc những sự thật về Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc bảo vệ bờ cõi của nước Việt đã đến lúc được phơi bày, cần được đưa vào chương trình giáo dục để giáo dục cho thế hệ trẻ biết về một quá khứ hào hùng của dân tộc, để nhớ và đề cao cảnh giác với dã tâm xâm lược của người láng giềng xấu bụng. Bất cứ một thế lực nào, dám đụng chạm đến một tấc đất của Tổ quốc VIệt Nam thì chúng sẽ phải trả giá bằng sinh mệnh của chúng. Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét