Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Clip Kẻ lười biếng : Phần 8: Bày ra thi cử để bán sách, học thêm, luyện thi. Chỉ có bày vẽ là giỏi!

(GDVN) - Như Lưu Quang vũ đã nói: Có những cái sai không thể sửa được, chắp vá, gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng làm sai nữa hoặc bù lại bằng một việc đúng khác.


Phần 8: Bày ra thi cử để bán sách, học thêm, luyện thi. Chỉ có bày vẽ là giỏi!

Clip Kẻ lười biếng : Phần 8: Bày ra thi cử để bán sách, học thêm, luyện thi. Chỉ có bày vẽ là giỏi!



Tại sao việc học lại được coi là có ý thức, có trách nhiệm, nghiễm nhiên chúng ta coi nó như là một thứ thủ tục bắt buộc trong hành trình sống. Bằng suy nghĩ như vậy chúng ta chờ đợi một giấy chứng nhận ở đầu ra, thay vì việc quan tâm xem điều gì đã được thay đổi.
Chúng ta vẫn cứ nói: "Phải cố mà học đi con ạ, phải cố mà học cho xong rồi sau này muốn làm gì thì làm". Tại sao ai ai cũng phải khổ như thế. Suốt bao nhiêu năm, suốt bao nhiêu cuộc đời, bao tuổi xuân đã bị thẳng thay ném không thương tiếc vào các máy tàn bạo của thi cử.
Kiến thức vô bổ sẽ bày ra vô vàn hành động vô nghĩa. Bày ra thi cử rồi lại bán sách ôn thi, có vô nghĩa hay không. Rõ ràng chỉ có bày vẽ là giỏi. Đủ các loại học thêm, đủ các lò luyện thi mọc lên, tất cả chỉ chỉ toàn các hành động vô nghĩa, bòn rút sức khỏe, thời gian, tiền bạc.
Suốt bao nhiêu năm, cố mà học đã trở thành một hệ tư tưởng chây lì cả suốt các thế hệ già, trẻ, lớn, bé. Cố mà học, cố mà học, cố mãi cuối cùng cũng hỏng.
Chúng ta mặc định các thủ tục lên lớp, lấy bằng như những thứ bắt buộc trong hành trình sống mà không hề quan tâm xem những hoạt động đó có mục đích gì.
Nhà trường chỉ là một cửa ải khiên cưỡng mà người ta cắn răng chi tiền bước vào chỉ để mong có một miếng bánh đền bù ở lối thoát.
Trẻ em giống như một thứ nguyên liệu tươi mới gia đình đưa vào nhà trường, nhà trường đùn ra xã hội. Lúc bước vào trong tay không có gì nhưng sở hữu những năng lực tiềm tàng. Lúc ra tay ôm cái bằng nhưng năng lực không những không phát huy mà còn thui chột. Kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống còn không có, lại còn lười học. Đạo đức không được trau dồi mà còn mất đi. Chúng ta đang cắp sách tới trường hằng ngày một cách vô thức để mà làm gì? Đi học không thể sống sót qua chục năm thi cử để mà lấy cái bằng.
Giáo dục không phải chuẩn bị cho con em cuộc sống tương lai. Giáo dục chính là bản thân cuộc sống. Học là trở thành người phục phụ cho cuộc sống, học là người có văn hóa không phải là để thi. Học những thứ cần thiết cho hiện tại và tương lai không phải học những thứ vô ích cho chúng ta sở hữu những tờ giấy vô dụng.
Đừng trả tiền cho môt chục năm để mua một cái vé thông hành. Chính bản thân chúng ta phải được tạo ra để lái tàu trên chính cuộc đời mình.
Rồi một ngày tạo ra những con rô bốt do chúng ta tạo ra sẽ sở hữu một trí nhớ khổng lồ, nó biết tất cả mọi thứ chúng ta cho nó, sở hữu kiến thức gấp trăm ngàn lần bình thường. Nhưng nó là giới hạn, là cực điểm, là không hơn được. Nó không bao giờ giáo dục được vì nó trở thành cái máy. Một nền giáo dục nô lệ chỉ biến con người thành những cái máy, mất đi vốn tích lũy kiến thức, mất đi khả năng làm người.
Tôi thấy rất nhiều người, họ rất tự hào về những gì mình biết. Họ tự biến mình thành một cái kho, cái bao tải và tung tăng vui vẻ với điều đó. Thật là thảm hại, thứ duy nhất họ sở hữu chỉ là sĩ diện. Thứ sĩ diện vớt vát được bằng cách ngồi chém gió với những kẻ hẹp hòi.
Tại sao một người nông dân, không đươc học quá nhiều nhưng họ lại phát minh ra bao nhiêu thứ máy móc. Những GS, TS học rất cao siêu nhưng không có nổi một sáng chế cho riêng mình. Đừng chỉ ngồi đó hấp thụ và tích lũy, hãy phát xạ nó đi, nếu không tất cả tri thức sẽ đóng sập trong trí não của anh. Những con gì chỉ tiêu thụ mà không bao giờ làm được việc, đó là con đỉa, con vắt, ký sinh trùng. Chúng ta không muốn làm ký sinh trùng, chúng ta là con người. Con người làm chủ, ký sinh trùng làm nô lệ. Đừng tự hào về những gì mình biết, hãy tự hào về những gì mình làm được.
Điểm cao không có nghĩa là tài giỏi, điểm thấp không có nghĩa là thằng ngu. Điểm số và sỹ diện, hãy biến chúng thành phù du.
Những người đang nắm trong tay quyền hành, hãy thay đổi ngay bây giờ. Các vị hãy lấy từng viên gạch lát lại đường quyết định vận mệnh cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Các vị là người tốt, các vị mong muốn điều tốt đẹp cho dân tộc này. Dân tộc nào có những nhà trường tốt nhất dân tộc đó thắng trên các dân tộc khác.
Hôm nay chưa hoàn thành bộ sách phù hợp sẽ là ngày mai, hôm nay còn cồng kềnh mai sẽ nhẹ như bay. Lương giáo viên hôm nay còn ngặt nghèo mai sẽ đổ xô vào ngành sư phạm. Hôm nay chất lượng giảng dạy còn thấp, mai chất lượng phụ huynh cũng biết dạy con. Hôm nay những định kiến sẽ còn, mai sẽ không cánh mà bay… Tất cả những gì phế phẩm, cặn bã của ngày hôm nay và một ngày mai sẽ được đào thải.
Giáo dục là cái gốc của mọi vấn đề, giáo dục phát triển sẽ dẫn mọi thứ còn lại đi theo.
Điều chúng ta có thể thay đổi ngay bây giờ là gỡ bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chương trình học như thế nào thì ai cũng biết rõ. Không một người nào lại muốn một kỳ thi khiên cưỡng quyết định số phận của mình. Bởi thi ĐH là quá đủ.
Mục đích của hiện nay là thi Đại học, vì vậy HS cần tập trung năng lượng đối phó với 1 kỳ thi. Nếu vẫn thi tốt nghiệp thì chúng ta tiếp tục dang rộng cánh tay hào phóng của mình chào đón những kẻ ký sinh mang tên đối phó một lần nữ lại tiếp tục phát huy sức mạnh. 

Nếu vẫn thi tốt nghiệp chúng ta lại tiếp tục ngu hóa dân thêm một bước cuối cùng.
Hãy gạt bỏ tự ái, hãy nâng cao tự trọng mà làm với cái tâm của mình. Khi đó tất cả học sinh được theo đuổi đam mê một cách chủ động, những kỳ thi đa dạng một cách chủ động, con người chủ động sẽ đến, để thể hiện bản thân, để chiến thắng. Và danh tiếng của nhà trường, của dân tộc sẽ lên cao.
Những ai đứng cùng tôi, chúng ta không phải máy móc, chúng ta không phải loài ký sinh. Chúng ta là những con người độc lập. Hãy bỏ cái rác rưởi sau lưng mà lao ra ngoài biển xa trước mắt. Đừng phí thời gian nữa. Chỉ có thể giải thoát cho chính bản thân mới giải thoát cho tất cả, tất cả vì một nền giáo dục khai phóng.

* Những phát ngôn trong clip thể hiện quan điểm của tác giả

Theo Báo Giáo Dục Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét