Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

5 lý do của chuyến công du Châu Âu của tổng thống Mỹ Obama

Xì Trum - Trong những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7 (26/6 - 03/7) vừa qua, Tổng thổng Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới các quốc gia châu phi gồm Senegal, Nam Phi và Tanzannia. Chuyến đi, có sự tham gia của 500 giám đốc và các nhà đầu tư Mỹ, mang theo nhiều hy vọng về việc tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại một trong những địa bàn chiến lược và năng động bậc nhất thế giới hiện nay. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới châu Phi của tổng thống Obama từ khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2 năm 2012 và cũng là chuyến thăm lần thứ 2 của ông tới châu Phi sau chuyến thăm tới châu lục này vào năm 2009.
Tổng thống Obama hội đàm với Tổng thống Nam Phi Zacob Zuma
Tổng thống Obama hội đàm với Tổng thống Nam Phi Zacob Zuma
Chuyến đi lần này của Tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh có nhiều biến động đối với nước Mỹ, đặc biệt là với vấn đề an ninh:
Thứ nhất, có thể thấy các tổng thống tiền nhiệm của ông Obama là Bil Clinton và G.W.Bush rất quan tâm đến châu lục này, cụ thể là: Trong 8 năm cầm quyền, tổng thống Bil Clinton đã tới thăm 10 quốc gia châu Phi, đã ký luật phát triển và cơ hội châu Phi qua đó đã dỡ bỏ rất nhiều hạn chế thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ của các nước châu Phi, các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất sôi động, tạo điều kiện cho các nước châu Phi có những cơ hội để nhanh chóng ổn định và thoát nghèo. Trong khi đó, tổng thống tiền nhiệm G.W.Bush trong nhiệm kỳ của mình cũng đã tới thăm 11 quốc gia châu Phi, và ông cũng đã để lại nhiều ảnh hưởng của Mỹ đối với các quốc gia châu Phi như việc hỗ trợ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tăng cường cung cấp viện trợ, hỗ trợ đào tạo quản lý cho các nước châu Phi. Có thể thấy, các tổng thống tiền nhiệm của ông Obama đã tạo dựng, củng cố vị thế số một của Mỹ tại địa bàn chiến lược này.
Tuy vậy, dưới thời tổng thống Obama, vị thế ảnh hưởng của Mỹ đối với các quốc gia châu Phi có phần “nhạt nhòa” hơn so với các tổng thống tiền nhiệm. Khi đắc cử tổng thống Mỹ với tư cách là tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử, ông Obama đã mang theo rất nhiều hy vọng của các quốc gia châu Phi về sự quan tâm của vị tổng thống này đối với Lục địa đen. Tuy nhiên, thực tế diễn ra lại không như vậy, trong nhiệm kỳ đầu của mình ông Obama đã phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, đó là cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nước Mỹ và chính sách đối ngoại, cũng như các ưu tiên của Mỹ; bên cạnh đó việc sa lầy trong hai cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Châu phi không phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Do vậy, có thể thấy, chuyến thăm lần này của ông Obama, ưu tiên hàng đầu chính là việc tìm lại vị thế ảnh hưởng của Mỹ tại địa bàn chiến lược này.
Thứ hai, trong nhiệm kỳ này, tổng thống Obama và các cộng sự đã nhận ra rằng, trong những năm mà Mỹ “bỏ quên” Lục địa đen thì Trung Quốc và Nhật Bản đã không ngừng gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực như khai thác khoáng sản, dầu mỏ, lương thực…Trung Quốc và Nhật Bản trở thành những nhà đầu tư số một vào khu vực này, chỉ tính riêng trong năm 2012 vừa qua kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia châu phi đạt tới 200 tỷ USD, đồng thời Trung Quốc cũng đầu tư vào khu vực này 75 tỷ USD, đây là con số kỷ lục đánh dấu sự ảnh hưởng tác động và vị thế của các quốc gia này đối với châu Phi. Trong bối cảnh đó, Mỹ cần nhanh chóng gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực này trước Trung Quốc và Nhật Bản.
Thứ ba, chuyến đi của Tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh, các đồng minh thân cận, các quốc gia Mỹ Latinh và dân chúng nước Mỹ không ngừng phản đối sau những bê bối do tiết lộ của cựu nhân viên kỹ thuật NSA Edward Snowden về chương trình Prism nghe lén và theo dõi trên vệ tinh và mạng Internet của NSA, điều này đã dẫn đến việc có một làn sóng âm ỉ về việc mất niềm tin trong dân chúng Mỹ. Chính phủ Mỹ phải làm mọi việc để củng cố niềm tin, uy tín của Chính phủ, chuyến công du châu Phi nhằm tìm lại vị thế xưa diễn ra trong bối cảnh như vậy cũng là hợp lý.
Thứ tư, trước chuyến thăm, Nhà Trắng đã bày tỏ sự quan tâm của mình với châu Phi băng một loạt những động thái tích cực như: Bổ nhiệm trợ lý đặc trách vấn đề châu Phi và Đại sứ đặc trách các vấn đề châu Phi, bên cạnh đó Mỹ cũng tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Phi với hơn 5000 nghìn quân đồn trú tại khu vực này, nhiều nhất kể từ khi Mỹ can thiệp quân sự vào Somalia.
Cuối cùng, bản thân châu Phi trong những năm vừa qua cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những bất ổn về chính trị tại Bắc Phi các quốc gia khác đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là Nam Phi, một thành viên mới của khối BRICS.Trong chuyến thăm châu Phi lần này, ông Obama đã chọn Senegal là trạm dừng chân đầu tiên với các vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực, hợp tác chống khủng bố, chống tham nhũng; tại Nam Phi, nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Phi đó là các hợp đồng kinh tế mang lại cơ hội đầu tư cho cả 2 quốc gia; còn tại Tanzania dầu khí chính là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

Với những vấn đề nêu trên, có thể thấy chuyến công du châu Phi lần này của tổng thống Mỹ chính là sự tái khẳng định chính sách đối ngoại nhiệm kỳ hai dưới thời tổng thống Mỹ, đó là gia tăng ảnh hưởng, vị thế, vai trò và tăng cường mạnh mẽ sự hiện diện của Mỹ tại các địa bàn chiến lược, trong đó có châu Phi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét