Niềm Tin - Trước tiên xin khẳng định, việt Nam là một nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, lất chủ nghĩa Mac – Lê-Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nang chop mọi hành động của mình, sẽ không có sự thay đổi và lung lay cho ý chí của con người Việt Nam, con người đã biết đứng lên số phận, đương đầu với các cường quốc mạnh trong quá trình đấu tranh giành chính quyền và độc lập tự do cho dân tộc. Những kẻ nào dám phỉ bang sự thực đó sẽ phải bị nguyền rửa và bị nhân dân Việt Nam bài trừ ra khỏi xã hội.
Nền tảng triết lí Việt Nam là nền tảng của các bậc tiền nhân để lại, mà ở đây là chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo Đảng. Họ đã đấu tranh xương máu, cống hiến cả đời mình, họ cũng là những con người có thế giới quan nhận thức rất thực tiễn, không một ai chỉ ngồi ở tại chỗ mà phán đoán ra các chân lí cho tương lai của một dân tộc. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng triết lí đã được chọn và áp dụng cho thực tiễn Việt Nam. Chúng ta lấy nền tảng triết lí đó để làm cở sở để xây dựng chủ nghĩa xã hội cho tương lai. Vì sao chủ nghĩa Mac – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh lại được chọn, và vì sao chúng ta lại kiên định đi theo con đường đó?(Theo tạp chí quốc phòng toàn dân),
(Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua chứng tỏ việc Đảng xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là hoàn toàn đúng đắn. Ngày nay, dù tình hình thế giới diễn biến phức tạp khôn lường, tình hình trong nước tiếp tục có những khó khăn mới, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một, vẫn kiên định tư tưởng và con đường đã chọn.
-LZhGQunXEn4/UhQ4Alqpr7I/AAAAAAAADdQ/DLCgCNZCZpo/s1600/images.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh vào Đà Nẵng và mở rộng chiến tranh xâm lược, nhân dân Việt Nam ở ba miền: Trung, Nam, Bắc đã liên tục nổi dậy chống quân xâm lược. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mang đậm tinh thần yêu nước và dũng khí trước quân thù nhưng đều dưới sự dẫn dắt của tư tưởng phong kiến và tư sản - các trào lưu tư tưởng đã lỗi thời, lạc hậu trong sự phát triển của thế giới đương đại và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam - nên không tránh khỏi thất bại. Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Yêu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX là phải có một lý luận tiên tiến dẫn đường, với một đảng cách mạng có đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn lãnh đạo công cuộc cứu nước.
Theo quy luật, khi nào lịch sử đặt ra yêu cầu, thì lịch sử cũng sản sinh ra những điều kiện và những con người đáp ứng yêu cầu đó. Lãnh tụ là những người xuất hiện đúng thời điểm, nắm bắt được yêu cầu của lịch sử, đủ tài năng giải quyết được nhiệm vụ do lịch sử đặt ra. Hồ Chí Minh chính là con người như thế. Từ một thanh niên yêu nước thương dân tha thiết và mẫn cảm chính trị, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh - đã rời đất nước, đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. Trải qua gần mười năm bôn ba khắp bốn biển năm châu, nung nấu chí hướng cứu nước, cứu dân, vừa lao động cùng những người anh em chung cảnh ngộ, vừa hoạt động yêu nước, vừa học hỏi những tư tưởng cách mạng mới, mùa Thu năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”1. Đây là lời giải đáp duy nhất cho yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Từ đó, Nguyễn Ái Quốc hướng hoạt động của mình vào việc vận động cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” - tác phẩm phác thảo toàn diện đường lối cách mạng Việt Nam - Người đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?” và trả lời: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”2. Nhận thức đúng vai trò to lớn của lý luận đối với đảng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”3. Người còn chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”4.
Trong suốt những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc cùng những đồng chí do mình đào luyện và một số nhà yêu nước, cách mạng được ảnh hưởng tư tưởng của Người, đã đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin cùng tư tưởng cách mạng Nguyễn Ái Quốc - tư tưởng Hồ Chí Minh - thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam nhằm tiến tới thành lập đảng cộng sản. Vì thế, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam lúc này đã phát triển mạnh mẽ và chuyển biến về chất. Đó là “cuộc hội ngộ lịch sử”. Đến cuối năm 1929, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải có một tổ chức chính trị có tư tưởng tiên tiến, đường lối và phương pháp cứu nước đúng đắn, được tổ chức vững mạnh để lãnh đạo phong trào. Nắm bắt được yêu cầu của lịch sử, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng những người cách mạng tiên tiến do Người huấn luyện, dìu dắt, đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản. Đảng ra đời đã đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo kéo dài trong nhiều năm, mở ra thời đại thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Từ khi ra đời, ĐCSVN luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đảng lấy nền tảng lý luận, tư tưởng đó làm cơ sở lý luận, xác định lập trường, quan điểm, đề ra cương lĩnh chính trị, hoạch định đường lối, chủ trương, tìm ra phương pháp cách mạng và phương hướng chỉ đạo thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng; đề ra những nguyên lý và tổ chức thực tiễn công tác xây dựng Đảng; đồng thời, coi đó là vũ khí sắc bén để đấu tranh có hiệu quả chống lại các tư tưởng phản động, sai trái. ĐCSVN đã trải qua lò lửa đấu tranh cách mạng hơn 80 năm qua. Trong quá trình đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động để Đảng lãnh đạo toàn dân đi đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc, phù hợp với quy luật của thời đại mới và giành những thắng lợi vĩ đại. Thực tế lịch sử ra đời và phát triển của ĐCSVN cho thấy, việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp tính chất của thời đại mới và đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam.
Thế nhưng, từ thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, lợi dụng sự kiện CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cùng những khó khăn trong xây dựng CNXH ở nước ta, các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam ra sức xuyên tạc, bài bác chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Dã tâm của chúng là muốn loại bỏ nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của ĐCSVN và của xã hội Việt Nam, làm tha hoá Đảng; từ đó xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, xoá bỏ chế độ XHCN. Chúng lớn tiếng rêu rao: “Chủ nghĩa Mác - Lê-nin chỉ là một lý thuyết không tưởng, dân tộc nào đi theo sẽ không thể tránh khỏi thất bại”; “Hồ Chí Minh đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam giống như đem cái mầm ngoại lai ghép với cây truyền thống là sai lầm, đất nước và dân tộc không thể đơm hoa kết trái” hoặc “chủ nghĩa Mác - Lê-nin là lý luận đấu tranh giai cấp, còn tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc”; thậm chí, chúng còn cố tình đổi trắng thay đen, lớn tiếng tuyên truyền luận điểm quái gở rằng dân tộc ta đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lao vào cuộc cách mạng vô sản tháng 8-1945 và hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ hao người, tốn của là một sai lầm lịch sử, làm cho đất nước điêu tàn, dân tộc phân ly…(!). Phải khẳng định rằng: đó chỉ là trò xuyên tạc lịch sử, kích động tâm lý với mưu đồ đen tối nhằm làm giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận thành quả của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng chính là làm suy yếu dẫn đến tan rã Đảng. Những âm mưu, thủ đoạn đó đều nằm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và mục đích cuối cùng của chúng là xóa bỏ ĐCSVN, lái cách mạng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chúng.
Lịch sử cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua đã minh chứng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận thống nhất, là ngọn cờ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là sự kết tinh và phát triển trên một tầm cao mới trí tuệ của nhân loại, là lý luận cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và loài người tiến bộ nhằm giải phóng giai cấp, giải phòng dân tộc và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh sự vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Những người Việt Nam chân chính, những người có lương tri trên thế giới đều nhận thức rõ ràng điều này.
Một thực tế lịch sử là trong quá trình lãnh đạo cách mạng và củng cố phát triển của ĐCSVN, khi nào toàn Đảng thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thì Đảng đoàn kết, vững mạnh, được đông đảo nhân dân tin theo và lãnh đạo cách mạng thành công. Ngược lại, khi nào một bộ phận trong Đảng, do thiếu tinh thần độc lập, tự chủ hoặc chủ quan nóng vội, quán triệt không đầy đủ hoặc vận dụng giáo điều chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thì trong Đảng thiếu đoàn kết thống nhất, suy giảm lòng tin của nhân dân, phạm sai lầm khuyết điểm về đường lối và cách mạng gặp khó khăn, tổn thất.
Lãnh đạo cả một dân tộc đi lên CNXH bao giờ cũng vậy, nhất là trong tình hình vô cùng phức tạp hiện nay, không khỏi gặp những khó khăn, vấp váp, kể cả những sai lầm, khuyết điểm. Hiện nay, trong Đảng có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, suy giảm lòng tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dao động mục tiêu, lý tưởng, làm suy yếu Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng đến phong trào cách mạng. Điều đó xảy ra do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, song hoàn toàn không phải bắt nguồn từ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đối với ĐCSVN và nước Việt Nam ta, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là lý luận “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất”. Chính vì thế, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) và Điều lệ ĐCSVN do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua, tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”5.
Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam tiếp tục đi trên con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; kiên định với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bằng đường lối đổi mới đúng đắn, những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã vượt qua tình trạng đói nghèo, kém phát triển; tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh tiếp tục ổn định, phát triển; uy tín, vị thế của nước ta không ngừng nâng cao trên trường quốc tế. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng; an sinh xã hội được cải thiện; các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu trên nhiều mặt... Việt Nam tiếp tục nhận được sự đồng tình, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự kiên định của ĐCSVN là đúng đắn.
Vì vậy, lập trường chân chính, thái độ đúng đắn nhất của toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên hiện nay là tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; dùng cơ sở lý luận, lập trường, quan điểm đó để đánh giá một cách khách quan, toàn diện những thành tựu và hạn chế của chặng đường cách mạng đã qua; tổng kết những kinh nghiệm thành công và không thành công để tìm ra những hình thức, bước đi, giải pháp đúng đắn, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra để lãnh đạo toàn dân xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.)
Hiện nay với các quan điểm, rằng Việt Nam cần tăng thêm số đảng lên nắm chính quyền là một tư tưởng hoàn toàn phi thực tiễn, trái với lẽ thường của một quốc gia đang thực sự hoàn thiện mình, đang cất cánh bay trên con đường đúng đắn mình đã chọn. Do đó, với các cá nhân đang rêu rao cái tư tưởng đó thì hãy suy nghĩ lại, hãy có cái nhìn khách quan về thế giới hiện thực, hãy là chính mình trong cách suy nghĩ và hành động. Với những con người như Lê Hiếu Đằng thì hãy nghĩ lại những gì cả cuộc đời mình phấn đấu, đừng vì một phút nông nỗi mà làm hỏng nó, hãy hành động đúng với cái tuổi của ông, tuổi mà người ta có suy nghĩ chin chắn và có cái nhìn rất rộng về thực tiễn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét