Sasa Nguyễn - Báo chí được coi là một mặt trận xung kích của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước từ xưa tới nay.
Lê-nin đã nói rằng: Báo chí phải “sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, nỗi vui và nỗi buồn của họ”.Người quan niệm rằng: “ một tờ báo sống được và trở nên sinh động khi nó có chừng năm người viết và người biên tập chuyên nghiệp giỏi”. Lê-nin đòi hỏi báo chí cách mạng phải phù hợp với trình độ hiểu biết của mọi người dân, chính vì vậy Người coi việc biết viết, biết nói một cách cách giản dị, sáng sủa bằng ngôn ngữ của nhân dân, bỏ đi những thuật ngữ khó hiểu, những khẩu hiệu rỗng tuếch xa lạ với quần chúng nhân dân, và đây là đòi hỏi nghiêm ngặt của báo chí cách mạng và người làm báo cách mạng.
-82oBj2JHqm0/Uhl2QagyqCI/AAAAAAAADhc/y2PHhDfoiII/s1600/bac+ho+viet+bao.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: auto; margin-right: auto;"> |
Bác Hồ viết (ảnh tư liệu) |
Phải có lập trường chính trị vững vàng
Ngòi bút cũng là một vũ khí cách mạng, theo Người nhận xét: “Ưu điểm của các nhà báo là cơ bản, nhưng khuyết điểm thì cũng nhiều” và một trong những khuyết điểm đó là: “Nắm vấn đề chính trị không được vững chắc”.Vì vậy “ tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được” đây là một yêu cầu và nhận xét mang tính chiến lược của Người.
Phải có phong cách quần chúng
Các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính quần chúng rất cao.Trước khi viết Người thường tự đăt câu hỏi là viết cho ai, viết về nội dung gì? Có như vậy khi tiến hành viết mới có thể đáp cầu ứng được yêu cầu của người làm báo cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng mới lọt tai quần chúng”, “viết dài mà rỗng thì không tốt, viết ngắn mà rỗng cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch”. Người cũng từng nhắc nhở: “Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai? - Viết cho đại đa số Công - Nông - Binh. - Viết để làm gì? - Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng”.
Đối với Người thì báo chí không dành riêng cho một ai và cho một bộ phận người nào cả, mà nó luôn hướng về đại đa số quần chúng, cho dù người đó là nông dân hay tri thức thì đề là mục tiêu và đối tượng được hướng đến. Chính vì vậy Người đã khuyên rằng: “Nếu muốn làm báo tốt thì phải gần gũi với quần chúng, ngồi trong phòng giấy không thể viết thiết thực được”.
Báo chí cũng là một ngành kinh tế
HồChí Minh đã từng dạy là: “Báo chí cũng là một ngành kinh tế”. Nó không chỉ là “vũ khí” trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng, phát triển kinh tế xã hội mà nó còn phải no đến kinh thế của chính mình để chúng ta có thể tồn tại được.
Từ những điểu răn dạy của Bác ở trên chúng ta với tư cách là các tác giả, ngòi bút hãy nhìn lại chín bản thân mình để cùng học tập, noi theo những lời răn dạy này, phấn đấu trở thành những “nhà báo cách mạng”. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ những người làm báo hiện nay là hết sức cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc.
Theo Tiếng Nói Của Dân
Theo Tiếng Nói Của Dân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét