Kỉ niệm ngày "Vì nạn nhân chất độc màu da cam" (10-8-1961 - 10-8-2013)
-vINSQvdQafs/UgXLpWzlFlI/AAAAAAAADUI/ulUvcdyjUwQ/s1600/577266_591023270938974_848476136_n.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng nỗi đau và nỗi ám ảnh khôn nguôi về hậu quả của chất độc màu da cam vẫn ngày đêm dày vò hàng triệu gia đình Việt Nam. Bao nhiêu người đã ra đi, bao nhiêu người còn ở lại chống chọi với bệnh tật và bao nhiêu người nữa sẽ được sinh ra trong nỗi đau chất độc màu da cam?...
1. Việc sử dụng chất độc da cam của Mỹ ở Việt Nam
Chất độc màu da cam được sử dụng lần đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 13/1/1962 trong chiến dịch Ranch Hand phát khởi từ Tân Sơn Nhất. Đây là một loại thuốc diệt cỏ được quân đội Mỹ sử dụng ở các nước vùng nhiệt đới.
Từ tháng 3/1965 đến tháng 6/1970, Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 20 triệu galông, tương đương với 75,8 triệu lít chất độc loại này (thường được gọi là chất độc màu da cam vì trên mỗi thùng đựng 55 galông có sơn một vạch màu da cam). Ngoài chất độc màu da cam, 5 loại khác cũng được Mỹ dùng ở Việt Nam là các loại chất độc mang kí hiệu trắng, xanh da trời, hồng, đỏ tía và xanh lá cây.
Mục tiêu quân sự của việc rải các loại chất độc này là khai hoang các vùng rừng rậm để biến các vùng trên không còn là nơi thích hợp cho việc ẩn núp của quân đội Việt Nam. Chất này đã được sử dụng với quy mô rộng rãi vào những năm 1967 và 1968 và chỉ thực sự chấm dứt vào ngày 30/6/1971.
Chất độc màu da cam đã phá hủy 13.000 km2 cây lương thực và cây ăn quả, tàn phá 43% diện tích rừng của toàn miền Nam. Đau xót hơn, loại chất độc này đã làm cho hơn 2 triệu người nhiễm độc, hơn 5 vạn trẻ em sinh ra bị dị dạng, quái thai và tạo ra những biến đổi nội tại gây tác hại về mặt di truyền nhiều thế hệ.
2. Ảnh hưởng của chất độc da cam đối với lính Mỹ
Lính Mỹ và lính đánh thuê cho Mỹ cũng phải chịu những hậu quả hết sức to lớn từ loại chất độc này. Sau khi chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, có khoảng 5 vạn cựu chiến binh Mỹ bị mắc các bệnh tâm thần, hàng ngàn người đã tự sát; nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật.
Tại Hàn Quốc, hơn 3 vạn chiến binh tham gia chiến tranh ở Việt Nam bị nhiễm chất độc màu da cam. Đã có hơn 1000 binh sĩ phát đơn đòi chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường thiệt hại và sự vụ vẫn chưa kết thúc.
Câu chuyện của gia đình Đô đốc Zumwalt là một minh chứng hết sức cụ thể cho việc gánh chịu hậu quả do chất độc màu da cam gây ra đối với lính Mỹ.
Chính Đô đốc hải quân Mỹ Elmo Zumwalt là một trong những người ra lệnh rải chất độc màu da cam để triệt hạ cây trồng ở miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, con trai ông, Trung úy Zumwalt III và những người dưới quyền ông đang tham gia cuộc chiến.
Chiến tranh kết thúc, Zumwalt suốt đời sống trong ân hận và dằn vặt về những gì mình đã gây ra cho đồng loại. Con trai ông, Elmo Zumwalt III, mắc bệnh ung thư do nhiễm phải chất độc mà cha mình đã ra lệnh rải. Cháu nội ông, Elmo Zamwalt IV do di chứng của người cha cũng bị ung thư và dị dạng não, không có khả năng học hành. Dòng họ Zumwalt, một dòng họ danh giá ở Mỹ, đã bị tàn lụi vì chất độc màu da cam.
3. Vụ kiện của các nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam
Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin là Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - VAVA) đã kiện hơn 30 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất chất độc da cam lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác. Trước đây nhiều cựu quân nhân Hoa Kỳ đã thắng trong những vụ kiện tương tự.
Ngày 10 tháng 3 năm 2005, quan tòa Jack Weinstein thuộc Tòa án liên bang tại quận Brooklyn đã bác đơn kiện, quyết định rằng những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp luật. Quan tòa kết luận rằng chất độc da cam đã không được xem là một chất độc dưới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó; và rằng Hoa Kỳ không bị cấm dùng nó để diệt cỏ; và những công ty sản xuất chất này không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền. Chính phủ Hoa Kỳ, vốn có quyền miễn tố, không phải là một bị cáo trong đơn kiện.Ngày 7 tháng 4, 2005 đoàn luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam nộp đơn yêu cầu Tòa kháng án liên bang khu vực 2 ở New York xét xử lại và phủ quyết phán quyết trước đây của chánh án Jack Weinstein.
Sau hơn hai năm chờ đợi, phiên điều trần phúc thẩm vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ của các nạn nhân chất độc da cam VN đã diễn ra lúc 13g30 ngày 18/6/2006 (giờ New York - sáng 19/6 giờ VN). Phiên điều trần đã kết thúc vào lúc 15g10 với việc các thẩm phán cảm ơn sự có mặt của các nạn nhân chất độc da cam VN đã đi từ xa tới để dự phiên tòa. Các thẩm phán phiên tòa chưa ra phán quyết ngay về vụ việc. Hiện chưa rõ khi nào phán quyết sẽ chính thức được đưa ra, thời gian cho công việc này có thể kéo dài vài tháng và thậm chí có thể kéo dài cả năm trời.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả của nó vẫn còn kéo dài mãi! Mong rằng, công lý cho những nạn nhân chất độc màu da cam sẽ được thực hiện để phần nào xoa dịu những nỗi đau mà họ đã phải gánh chịu. Và cũng mong rằng, chiến tranh sẽ chỉ còn là dĩ vãng trong thế giới hôm nay và mai sau!
1. Việc sử dụng chất độc da cam của Mỹ ở Việt Nam
Chất độc màu da cam được sử dụng lần đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 13/1/1962 trong chiến dịch Ranch Hand phát khởi từ Tân Sơn Nhất. Đây là một loại thuốc diệt cỏ được quân đội Mỹ sử dụng ở các nước vùng nhiệt đới.
Từ tháng 3/1965 đến tháng 6/1970, Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 20 triệu galông, tương đương với 75,8 triệu lít chất độc loại này (thường được gọi là chất độc màu da cam vì trên mỗi thùng đựng 55 galông có sơn một vạch màu da cam). Ngoài chất độc màu da cam, 5 loại khác cũng được Mỹ dùng ở Việt Nam là các loại chất độc mang kí hiệu trắng, xanh da trời, hồng, đỏ tía và xanh lá cây.
Mục tiêu quân sự của việc rải các loại chất độc này là khai hoang các vùng rừng rậm để biến các vùng trên không còn là nơi thích hợp cho việc ẩn núp của quân đội Việt Nam. Chất này đã được sử dụng với quy mô rộng rãi vào những năm 1967 và 1968 và chỉ thực sự chấm dứt vào ngày 30/6/1971.
Chất độc màu da cam đã phá hủy 13.000 km2 cây lương thực và cây ăn quả, tàn phá 43% diện tích rừng của toàn miền Nam. Đau xót hơn, loại chất độc này đã làm cho hơn 2 triệu người nhiễm độc, hơn 5 vạn trẻ em sinh ra bị dị dạng, quái thai và tạo ra những biến đổi nội tại gây tác hại về mặt di truyền nhiều thế hệ.
2. Ảnh hưởng của chất độc da cam đối với lính Mỹ
Lính Mỹ và lính đánh thuê cho Mỹ cũng phải chịu những hậu quả hết sức to lớn từ loại chất độc này. Sau khi chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, có khoảng 5 vạn cựu chiến binh Mỹ bị mắc các bệnh tâm thần, hàng ngàn người đã tự sát; nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật.
Tại Hàn Quốc, hơn 3 vạn chiến binh tham gia chiến tranh ở Việt Nam bị nhiễm chất độc màu da cam. Đã có hơn 1000 binh sĩ phát đơn đòi chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường thiệt hại và sự vụ vẫn chưa kết thúc.
Câu chuyện của gia đình Đô đốc Zumwalt là một minh chứng hết sức cụ thể cho việc gánh chịu hậu quả do chất độc màu da cam gây ra đối với lính Mỹ.
Chính Đô đốc hải quân Mỹ Elmo Zumwalt là một trong những người ra lệnh rải chất độc màu da cam để triệt hạ cây trồng ở miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, con trai ông, Trung úy Zumwalt III và những người dưới quyền ông đang tham gia cuộc chiến.
Chiến tranh kết thúc, Zumwalt suốt đời sống trong ân hận và dằn vặt về những gì mình đã gây ra cho đồng loại. Con trai ông, Elmo Zumwalt III, mắc bệnh ung thư do nhiễm phải chất độc mà cha mình đã ra lệnh rải. Cháu nội ông, Elmo Zamwalt IV do di chứng của người cha cũng bị ung thư và dị dạng não, không có khả năng học hành. Dòng họ Zumwalt, một dòng họ danh giá ở Mỹ, đã bị tàn lụi vì chất độc màu da cam.
3. Vụ kiện của các nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam
Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin là Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - VAVA) đã kiện hơn 30 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất chất độc da cam lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác. Trước đây nhiều cựu quân nhân Hoa Kỳ đã thắng trong những vụ kiện tương tự.
Ngày 10 tháng 3 năm 2005, quan tòa Jack Weinstein thuộc Tòa án liên bang tại quận Brooklyn đã bác đơn kiện, quyết định rằng những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp luật. Quan tòa kết luận rằng chất độc da cam đã không được xem là một chất độc dưới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó; và rằng Hoa Kỳ không bị cấm dùng nó để diệt cỏ; và những công ty sản xuất chất này không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền. Chính phủ Hoa Kỳ, vốn có quyền miễn tố, không phải là một bị cáo trong đơn kiện.Ngày 7 tháng 4, 2005 đoàn luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam nộp đơn yêu cầu Tòa kháng án liên bang khu vực 2 ở New York xét xử lại và phủ quyết phán quyết trước đây của chánh án Jack Weinstein.
Sau hơn hai năm chờ đợi, phiên điều trần phúc thẩm vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ của các nạn nhân chất độc da cam VN đã diễn ra lúc 13g30 ngày 18/6/2006 (giờ New York - sáng 19/6 giờ VN). Phiên điều trần đã kết thúc vào lúc 15g10 với việc các thẩm phán cảm ơn sự có mặt của các nạn nhân chất độc da cam VN đã đi từ xa tới để dự phiên tòa. Các thẩm phán phiên tòa chưa ra phán quyết ngay về vụ việc. Hiện chưa rõ khi nào phán quyết sẽ chính thức được đưa ra, thời gian cho công việc này có thể kéo dài vài tháng và thậm chí có thể kéo dài cả năm trời.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả của nó vẫn còn kéo dài mãi! Mong rằng, công lý cho những nạn nhân chất độc màu da cam sẽ được thực hiện để phần nào xoa dịu những nỗi đau mà họ đã phải gánh chịu. Và cũng mong rằng, chiến tranh sẽ chỉ còn là dĩ vãng trong thế giới hôm nay và mai sau!
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét