Tất Thắng - Lê hiếu Đằng nguyên là phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Là một người có chức vụ khá cao nhưng ông đã có những suy nghĩ lệch lạc, chệch hướng.
Trong bài viết mang tựa đề “ Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, luật sư Lê Hiếu Đằng đã có những phát ngôn liên quan tới ấn đề đa nguyên, đa đảng, về vấn đề độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc…
-0ZYEmV1MfFM/UhDdE7sEL4I/AAAAAAAADb0/Ud4QcMAZQh0/s1600/d773cd7ab35a9fa6396a24a488f06bd7.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">
Lê Hiếu Đằng - Với tư tưởng đa nguyên, đa đảng
Lê Hiếu Đằng cho rằng: cần cho lập thêm các đảng đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, chẳng hạn một đảng dân chủ xã hội, thay vì Đảng độc quyền như hiện nay. Ông cho rằng đa nguyên đa đảng là xu hướng tất yếu của xã hội. Ông còn lấy ví dụ về Nga và Campuchia về vấn đề đa nguyên đa đảng.
Nhưng thưa với ông rằng ông đã nhìn nhận vấn đề này một cách kĩ lưỡng trên nhiều mặt chưa. Ông có nghĩ rằng hậu quả của đa nguyên, đa đảng chưa. Ngay tại Mĩ_một đất nước phát triển nhất thế giới nhưng giới chế độ đa nguyên đa đảng thì luôn luôn bị khủng bố đe dọa. Xã hội không được ổn định. Người dân luôn trong nguy cơ bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe. Một chế độ như vậy liệu có mang lại sự bình yên cho nhân dân được không?
Ông nói một đất nước phải đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên hết. Điều đó là đúng sự thật và đất nước ta cũng đặt điều đó lên hàng đầu. Nhưng vấn đề đa nguyên, đa đảng không thể đem lại lợi ích cho nhân dân, mà đó sẽ là cuộc đấu đá để giữ quyền lực. Liệu một đất nước như thế có thể chăm lo cho nhân dân được hay không? Liệu khi nhìn nhận cuộc sống của nhân dân các nước đa nguyên đa đảng ông có nhìn nhận hết các tầng lớp nhân dân không. Mĩ bên cạnh những tòa nhà xa hoa, sang trọng thì có cũng rất nhiều các khu ổ chuột, dân sống trong nghèo đói. Vậy sự đa đảng để làm gì. Đa đảng chỉ phục vụ cho những người tầng lớp thượng lưu thôi, còn phần đa dân nghèo đói khổ thì vẫn cứ như vậy.
Hơn nữa khẳng định của ông về đa nguyên, đa đảng là tất yếu của xã hội là một ý kiến hoàn toàn sai. Chẳng qua đa nguyên, đa đảng là một bước phát triển của chế độ Tư bản chủ nghĩa mà thôi. Còn khi lên xã hội chủ nghĩa xã hội như nước ta thì chế độ này không còn phù hợp. Nên việc thành lập thêm các đảng đối lập với Đảng Cộng sản là hoàn toàn không thể.
Việc Liên Xô và các nước Đông Âu từ con đường xã hội chủ nghĩa xuống con đường tư bản không phải chủ nghĩa Mác_ Lê Nin đã lỗi thời như ông Lê Hiếu Đằng đã nói. Mà đằng sau sự sụp đổ này là có sự dính líu của các thế lực thù địch, của chế độ Tư bản, cầm đầu là Mĩ. Mĩ cùng các nước Tư bản luôn muốn xóa chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới để dễ bề cai trị. Trước những âm mưu này chúng ta phải thật cảnh giác và tỉnh táo để nhận biết đâu là cái bẫy để tránh.
Ông còn cho rằng : “Thực tế bây giờ Đảng và chủ nghĩa Mác_Lê Nin đang trở thành một sự ngăn trở. Ở Việt Nam đã gần 40 năm thống nhất rồi. Lẽ ra với thời gian đó, người ta đã cất cánh từ lâu, công nghiệp phát triển rồi thế này thế kia…Nhưng tình hình bây giờ là rất bê bối.”
Nhưng thưa ông Lê Hiếu Đăng rằng chúng ta phải nhìn nhận hoàn cảnh nước ta như thế nào. Tuy giải phóng được dân tộc nhưng hậu quả chiến tranh để lại cho nước ta hết sức nặng nề. Các cơ sở hạ tầng, các công trình, nhà máy, xí nghiệp bị bom đạn kẻ thù giày xéo. Đất nước ta đã phải đứng đạy sau đống hoang tan. Và đất nước ta đã ra sức phát triển, vượt qua khủng khoảng, đấu trang với các âm mưu thù địch để cố thể phát triển như ngày hôm nay.
Như vậy, qua đây ta thấy những phát ngôn của Lê Hiếu Đăng là những suy nghĩ sai trái, lệch lạc. Có những đóng góp ý kiến nhằm xây dựng Đất nước nhưng chúng ta phải nhận diện ý kiến đó phù hợp hay không đối với tình hình thức tế nước ta cũng như con đường mà đất nươc, nhân dân đã chọn.
Đảng Cộng sản Việt Nam phải mãi là một chính đảng trực tiếp, tuyệt đối lãnh đạo đất nước như đúng tinh thần điều 4 trong hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Tiếng Nói Của Dân
Theo Tiếng Nói Của Dân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét